You are on page 1of 9

Âm tính trong Kiếm ma Izanuma

Nguyễn Minh Vương

Thôi em nhé mình về cố quận


Uống thiên thu thấp thoáng trời xa
Thở hư không chìm trong huyền tẫn
Cười thơ ngây ẩn dưới trăng tà.

Có thể nói, không có cái gì sáng tạo bằng cái Không. Cho nên, Đạo Đức Kinh mới nói ở chương I,
câu B : “Vô danh thiên địa chi thỉ ; Hữu danh vạn vật chi mẫu.”1 (Không tên là gốc của Trời Đất, có
tên là mẹ của vạn vật). Nói cách khác là “Hữu sinh ư vô.” Nhà Phật còn đi xa hơn nữa khi Long
Thọ nói rằng :

“Dĩ hữu không nghĩa cố


Nhất thiết pháp đắc thành
Nhược vô không nghĩa cố
Nhất thiết tắc bất thành”2
Nghĩa là:
Vì do có Tánh Không
Nên mọi pháp đều thành.
Nếu không có Tánh Không
Các pháp đều chẳng thành.

Cái Không tánh đó ẩn tàng, lưu ngụ giống như hơi thở vào ra, nếu hơi thở ngưng lại vì một lý do gì
đó, chắc chắn chúng ta sẽ chết. Tuy nhiên, điều bất công đó là chẳng có mấy ai đủ ý thức về sự hiện
diện của hơi thở. Cũng vậy, cái âm tính hay không tính ẩn tàng, thâm mật lại là cái xương sống, cái
lực để đẩy hiện hữu đạt đến cảnh giới của bất khả tư nghì. Cho nên, Lão Tử mới nói thêm trong
chương VI : “Huyền tẫn chi môn. Thị vị thiên địa căn.” Huyền vừa có nghĩa là Mẹ, vừa có nghĩa là
màu tím. Tẫn nghĩa là lạch nước trong hang. Môn nghĩa là cái cửa. Tất cả những chữ đó đều khai
mở ra một chân trời phiêu bồng lãng đãng nước non sơ nguyên thâm u tuyệt hảo thiên thai đến nỗi
bậc quân tử, dầu đã vượt qua bến tục bờ mê, mà như lạc giữa cái cơn mê nhục tình. Cái mà Hồ
Xuân Hương bảo rằng : “Trời đất sinh ra đá một chòm, Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.” Cái thứ
ấy, dầu có là thánh nhân quân tử hay kẻ phàm phu mê muội thì cũng chồn chân mỏi gối vẫn còn
ham!

Cái cửa màu tím ướt sũng (huyền tẫn chi môn) ấy từ muôn đời vẫn còn là một nan đề cho những
thắc mắc của con người. Đạo sư Osho phần nào có lý khi ông cho rằng : cực khoái chỉ là giác ngộ
trong khoảng khắc, bởi suy cho cùng trong trạng thái cực khoái, hành giả hoàn toàn sống trong hiện
tại, không còn nuối tiếc quá khứ, cũng chẳng hy vọng tương lai, nói khác, hiện tại cũng mất luôn ý
niệm, chỉ có một dòng sinh lực tuôn trào ra như thác vỡ bờ. Khoảng khắc ngắn ngủi đó cho phép
hành giả hiện diện tròn đầy trong cái hiện hữu của mình, không bị phân chia bởi lý tưởng này, đạo
đức kia, tôn giáo nọ. Patanjali nói : “Tôn giáo chân thực thì giống với tính dục, có điều tôn giáo sâu
sắc hơn, cao siêu hơn và thánh thiêng hơn tính dục, nhưng căn bản thì giống như tính dục. Tính
dục là sự tương hội giữa cá nhân và toàn thể, một sự cực khoái sâu xa. Bạn tan chảy vào trong cái
toàn thể, bạn hoàn toàn biến mất. Người cầu nguyện chính là kẻ đang yêu.”3 Có thể nói, mất cảm
giác cực khoái, con người dù cho có khắc khoải kiếm tìm, có mỏi gối chồn chân, hắn sẽ chẳng thể
nào tìm ra nẻo về bến giác.

1
Lão Tử, Đạo Đức Kinh, dịch Thu Giang Nguyễn Duy Cần, NXB Văn Học, 1991, tr 33.
2
Trung luận 04, trang 33a, Đại Tạng Tân Tu 30
3
Osho, Yoga : The Science of The Soul, tr 85.
Chính vì thế mà Phật giáo Mật Tông phái tả (Shâktisme) cũng chủ trương : “Si mê cũng chính là
Niết bàn” (the passion are the same as Nirvana). Quan niệm này xem ra quá phóng đãng, nhưng đối
với con mắt của các nhà Đại thừa thì đó chỉ là kết luận không chỉ hợp lý mà còn hợp tình, bởi dù
sao đi nữa, còn là con người thì còn lệ thuộc không thời gian, còn lệ thuộc xác thịt. Thay vì tránh
né, họ đi vào dục đạo, dùng ngay chính những cái cơ phận hữu hình sẵn có để tiếp xúc với thực tại
bất tử linh thiêng. Nó vừa thực tiễn vừa đầy ắp tình người và vừa sử dụng tối ưu những gì thiên
nhiên ban tặng. H. de Glasenapp viết : “Nếu si mê cầm tù thế giới thì chỉ có si mê mới giải thoát
khỏi thế giới. Vậy vấn đề là nhận biết rõ bản chất đích thực của những si mê và hướng chúng tới
cứu cánh tối thượng; lúc đó những si mê sẽ bảo đảm sự chữa trị, hệt như độc dược tự nó nguy hiểm
nhưng có thể khôi phục được sức khỏe cho con bệnh.”4 Nói cho cùng, cây càng lên cao, rễ của nó
phải càng cắm sâu vào lòng đất. Cũng vậy, dù bị lưu đày trong bùn đất, nhưng con người không thể
đứng lên nếu không có sự trợ giúp của đất bùn. “Nhưng muốn cho một cây có thể trở thành cao lớn
vĩ đại thì cây ấy phải đâm rễ mạnh sâu và những tảng đá cứng rắn.” Zarathustra đã nói thế đấy.

Như thế, ngay trong lãnh vực tâm linh, cái úy kỵ nhất, đáng nguyền rủa nhất lại là cái phương tiện
thiện xảo dẫn đến cứu cánh niết bàn, thì trong lãnh vực văn chương, mảnh đất mà con người tha hồ
để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng, làm sao tính dục có thể thoát được nanh vuốt của nó.
Không chỉ có vậy, văn chương còn là mảnh đất màu mỡ cho tính dục trổ sinh hoa trái. Về vấn đề
này Sigmund Freud nói : “Thật hoàn toàn chỉ vì tình cờ mà ba kiệt tác văn chương của mọi thời
đại, Vua Oedipe của Sophocle, Hamlet của Shakespeare, Anh em nhà Karamazov của Dostoievsky,
đều cùng đề cập chung một đề tài : tội giết cha. Hơn nữa, trong cả ba, lý do thúc đẩy hành động
chính là sự tranh giành một người đàn bà, được phơi bày rõ rệt.”

Không hẹn mà hò, Kiếm Ma Inazuma vừa mới xuất hiện trên damau.org của tác giả Nhất Như cũng
cho ta thấy cái huyền nhiệm của dục tính ẩn kín trong tiềm thức con người. Tại sao tính dục vẫn còn
là một ẩn số đối với con người? Tại sao tất cả mọi cái, con người đều cảm thấy chán nản, cũ kỹ,
thừa mức, nôn mửa… trong khi tính dục lại luôn là điều mới mẻ cuốn hút nhân loại từ thưở khai
nguyên cho đến ngày nay? Tại sao bi kịch lại thường liên quan đến tính dục? Câu trả lời cuối cùng
cho những thách đố đó không phải là mục đích của bài viết này, nhưng chỉ xin được nêu nên một
hiện tượng mà từ bấy lâu nay vẫn còn ngủ yên trong tiềm thức của nhiều người qua câu chuyện
Kiếm Ma Inazuma.

1. Chất âm tính trong việc hãm hiếp mẹ của nhân vật “Tôi”.

Mở đầu tác phẩm, nhân vật “Tôi” đã tự nhận thấy mình bất hạnh. Cái bất hạnh đó không biết có từ
lúc nào mà từ khi trí nhớ hoang vu hình thành như mây khói, thì nó không nhận được tình thương
của cha mà còn bị cha lạnh lùng bạc đãi. Thật khó có thể tưởng tượng được cái cảnh sống trong một
gia đình mà người cha thì lúc nào vẻ mặt cũng lạnh như băng, người mẹ thì chỉ khóc thầm nuốt lệ
vào tim và suốt 17 năm trời, nó dường như không thấy cha mẹ chuyện trò vui cười với nhau. Đã
mấy lần ý chí thúc giục, mình phải tìm cho ra nhẽ, chứ sống thế này thì có khác nào hỏa ngục đâu.
Nó đã hỏi lão bộc, nhưng bị cha bắt gặp khi lão vừa mới mở miệng. Kể từ đó, nó chỉ biết cúi đầu im
lặng chịu đựng sự giáo dục vô cùng khắc nghiệt của cha bằng những trận đòn như điên như dại chỉ
vì cái tội dám để cho cái bản năng tính dục ve vuốt bọn đàn bà.

Suốt cuộc đời niên thiếu cho đến khi trưởng thành, nó chỉ dám một lần mở miệng đòi học bí kiếm
của cha sau khi thấy ông hạ tên dư đảng của họ Toyotomi trốn vào làng. Thế nhưng, chính cái lần
đứng lên đòi quyền được học kiếm, một quyền lợi nhân bản, lại chính là mấu chốt mở ra một thảm
kịch cho cuộc đời của nó. Từ yếu điểm đó, người cha bắt nó phải quan hệ tính dục với mẹ mình. Bi
kịch ở chỗ, một khi đã xin học bí kiếm, nó không có quyền rút lại lời thỉnh cầu đó. Trái lại, nó còn
phải thực hiện một điều kiện mà đáng ra nó có thể từ chối thẳng thừng, đó là làm cái chuyện mà xưa
nay con người đều cho rằng trời không đánh, thánh không đâm, trước sau gì xe hơi cũng cáng chết.
4
Trích từ Nguyễn Hữu Hiệu, Con Đường Giải Thoát, tr 598-599.
Như một lời nguyền, nó phải thi hành điều kiện đó không một chút nghi ngờ. Và cái gì đến, tất nó
phải đến : “Mẹ tôi rơm rớm nước mắt nhưng không tỏ vẻ gì là kinh ngạc hay kháng cự trước sự đồi
bại của thằng con cả. Không đợi mẹ nói hết lời, tôi nhào tới đè lên người mẹ tôi như một con hổ đói
vồ mồi. Mẹ tôi khẽ đẩy tôi ra, nhưng vô ích. Tôi thấy bà khóc nức nở. Tôi lần tay dật phăng dây
thắt lưng ra khiến bộ Kimono trệch xuống. Lần đầu tiên tôi thấy mọi thứ thuộc về bà. Mẹ tôi chỉ ấm
ức bật khóc trong cổ họng rồi cứ buông xuôi, mặc tôi muốn làm gì thì làm.”

Câu chuyện tiếp tục với một quy luật bất thành văn của giới võ sĩ Samurai. Đó là cứ đến tuổi, ai
muốn làm võ sĩ chính tông đều phải lang bạt giang hồ, chu du thiên hạ để rèn luyện kiếm pháp bằng
những trận đấu sống còn. Lại một lần nữa, nó phải chấp nhận quy luật là phải ra đi để lại người mẹ
chỉ sống được vài ngày vì nhớ con.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng toàn bộ cuộc đời niên thiếu cho đến khi trưởng thành của nhân
vật “Tôi” đã được xếp đặt, lên kế hoạch cụ thể, chi li đến từng chi tiết. Nó chỉ biết cúi đầu vâng theo
thánh ý, vì dù có muốn chống lại, muốn phá tan, thì chính cái sức mạnh phản kháng đó lại thêm
mãnh lực thúc đẩy nó dấn thân vào hố thẳm mịt mù hơn, hoang liêu hơn và khốn khổ hơn. Tâm
trạng đó đâu có khác gì những lần trốn khỏi lầu xanh, lần thoát khỏi nhà Hoạn Thư của Thúy Kiều
để mong được nương tựa cửa Phật thanh tịnh từ bi. Thế nhưng, đã mang lấy nghiệp vào thân, thì
đừng trách lẫn trời gần trời xa. Lúc đó chỉ có thể cúi đầu chấp nhận, vì trời xanh quen thói má hồng
đánh ghen, ông trời sẽ làm cho sống đọa thác đầy, đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi. Một khi
đã đày vào kiếp phong trần, thì ông trời sẽ phải tìm cách sao cho sỉ nhục một lần mới thôi. Cái con
người ấy, một khi đã bị ném vào cuộc đời, là ngay lập tức nó bị đẩy vào đầu ngọn gió hư vô, bước
đi chập chờn nghiêng ngả giữa tồn hoạt và không biết nẻo nào dẫn về bến giác. Giống như một
chiếc thòng lọng treo cổ, nạn nhân càng vùng vẫy hầu mong thoát khỏi, nó càng xiết chặt hơn,
khiến cho kẻ bị nạn càng đến gần đến cái chết nhanh hơn.

Thảm kịch đó cũng xảy ra với Vua Oedipus bên trời Hy Lạp, chỉ vì một lời nguyền mà ngay từ lúc
mới sinh, chàng đã sống trong bi kịch, để rồi khi lớn lên, càng cố trốn chạy lời nguyền, thì lời
nguyền lại càng được hoàn tất nhanh hơn. Cuối cùng, không chịu nổi mặc cảm tội lỗi giết cha cưới
mẹ sinh con, chàng đã chọc mù hai con mắt và suốt quãng đời còn lại sống trong tăm tối của sự tủi
nhục, dày vò, cắn rứt lương tâm. Hiền triết Sophocle đã đẩy bị kịch cho đến tận cùng để buộc ta
phải nhìn lại chân giá trị của cuộc sống. Nó không rạch ròi minh bạch như ta tưởng mà là một tuồng
ảo hóa lù lù ra đó, thị phi phải trái, có luận suy đến hết kiếp, cũng chẳng thể lần ra cái mối tơ vò.
Chỉ còn biết cách đổ cho ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những chỗ đoạn trường mà đi thôi.

Cảm giác nửa tỉnh nửa mê, ăn nói lảm nhảm, hành động như điên như dại của Hamlet trong tác
phẩm cùng tên của Shekespeare cũng cho ta thấy một xã hội đầy bóng tối hư vô và sa mạc hoang
liêu đang lấn hết đất liền. Đến nỗi, mọi cuộc tồn sinh đều lả tả rơi tòm vào hố thẳm hoang liêu chết
chóc, chẳng thể nào định đoán thiệt hơn, thị với phi hòa thành nhịp đập, ai được lãnh hồng ân bất
tử, ai thiên thu địa ngụ giam mình… Ấy cũng chỉ vì Hamlet không biết phải làm thế nào cho phải
đạo, theo bóng ví hồn ma thì mặc cảm giết cha ghẻ hiện về, còn không giết cha ghẻ để báo thù thì
hồn ma bóng vía cứ rập rình phá rối. Thôi thì muôn sự tại trời, cái nhân gieo xuống quả thời ra cây.
Mịt mù muôn lối bủa vây, mặc cho thiên mệnh đọa đày máu xương…

Dmitri trong Anh Em Nhà Karamazov của Dostoievsky cũng là tổng hợp của sự mâu thuẫn nội tâm.
Càng vục mặt vào lỗi lầm nhầy nhụa, linh hồn càng được trụ vững để ngước nhìn nên. Và trong tận
cùng vực thẳm đọa đày của tội lỗi, vinh quang Thiên Chúa lại chiếu sáng rạng ngời. Mang trong
mình mặc cảm giết cha, nhưng Dmitri không bao giờ từ bỏ hoài niệm về cái đẹp muôn đời. Do đó,
mặc cho ma đưa lối quỷ đưa đường, chàng buông mình cho số phận đẩy đưa. Dù tà đạo, ma đạo hay
ác đạo tối tăm nhầy nhụa, chàng cũng bước đi như thể chính đạo thanh tịnh quang minh, bởi chàng
tin rằng, với tấm lòng bi mẫn của Mẹ thiên nhiên hằng cửu cổ kính sẽ giang rộng cánh tay ôm kẻ
đọa đầy vào lòng. Làm sao người mẹ đó có thể bỏ rơi đứa hài nhi buông bỏ tất cả chỉ vì mang tội
tình thay cho nhân loại? Điều này chứng tỏ chỉ có những người như Phật, Chúa, Lão, Khổng… mới
đi hết trọn con đường thanh tịnh, còn tất cả chúng sinh thường tình, cần phải phạm tội cho đến khi
nào không còn tội gì để phạm nữa, khi đó nó mới có cơ may lưu ngụ trong cõi Cực Lạc Nguyên
Thôn.

Cái bản tính nguyên sơ tinh dòng đó được Nikos Kazantzaki phác họa trong tác phẩm Alexis Zorba.
Hắn là mẫu người điển hình của sự đam mê đến cùng tột. Dòng máu man rợ nguyên thủy trong hắn
không bị ô nhiễm bởi triết lý hệ thống giáo dục đạo đức nhà trường, nên hắn uống hư vô, nhảy vào
hố thẳm mà lòng không chút manh động nghĩ suy, bởi lẽ hai chân hắn xuống tấn vững vàng trên mặt
đất. Càng lê lết bò trườn trên mặt đất, con người sẽ càng có khả năng bay cao. Bởi thế mà con rắn,
bò cả mình trên mặt đất, lại hội thông đầy đủ phép mầu khả dĩ lôi kéo Ađam, Evà ra khỏi vườn địa
đàng và là biểu tượng cứu sống cho dân Do Thái hành trình suốt 40 năm trong sa mạc. Con rắn
cũng là biểu tượng cho luồng hỏa hầu từ trôn đít (luân xa I) lên đến đỉnh đầu (luân xa VII). Và con
rắn cũng được dân Phi châu tôn thờ nhưng đấng chữa lành.

Như thế, cùng với Thúy Kiều, Oedipus, Hamlet, Dmitri và Zorba, nhân vật “Tôi” cũng đã lột truồng
chính bản thân mình để đi vào lòng mẹ hoang vu, phơi nhục thân cho cuộc đời sỉ vả, bày da xương
cho đỉa đói hút máu tươi. Họ chấp nhận đầu hàng cuộc đời một cách vô điều kiện. Có những lúc họ
cũng muốn vùng lên thay đổi số phận, nhưng tiềm thức lại mở thêm đường, đắp thêm lối khiến sui
họ tiếp tục hành trình vào tuyệt lộ hoang liêu. Đến lúc đó, hắn chẳng có khái niệm sống chết, được
mất, hơn thua mà chỉ còn sức sống hoang sơ thuần phát của bản năng tinh tuyền.

Tác giả Nhất Như đã phần nào giảm tội cho nhân vật “Tôi” khi để hắn hành động dưới áp lực của
người cha. Tuy nhiên, cái áp lực của người cha thiết tưởng không đóng vai trò quyết định. Áp lực
đó chỉ như giọt nước tràn ly. Bằng chứng là trận đòn thừa sống thiếu chết bằng mộc kiếm của cha
khi hắn ve vuốt bọn con hát. Cái bản năng tính dục lại còn được khơi gợi khi hắn bất ngờ thấy đôi
nam nữ quấn quýt, ghì xiết lấy nhau bên bờ suối. Bấy nhiêu đó đủ cho ngọn lửa tính dục âm ỉ đang
chờ cơ hội phun trào như hỏa diệm sơn của một thằng đực rựa mới lớn. Nhưng cái khát khao đem
Hòn Ngọc Mani nhét vào cái Bông Sen Trí Huệ Bát Nhã đó đã bị luân lý của xã hội, cụ thể là vẻ
nghiêm nghị của người cha ngăn cấm, nên hắn không có cơ hội thỏa mãn, không có cơ hội giác ngộ.
Bây giờ, đứng trước mệnh lệnh phải hãm hiếp mẹ mình, phần ý thức trong hắn nhảy lên chống đối,
nguyền rủa người cha vô nhân, bỉ ổi, mất dạy, vô đạo đức… nhưng ngầm sâu bên trong tiềm thức,
hắn đã mỉm cười chấp nhận cám ơn cha hiền, đã để khao khát triền miên, cho con thỏa sức vui vầy
nhục thân.

Tuy nhiên, để phần nào thoát khỏi áp lực khắc nghiệt của luân lý, ý thức phải tạo lên một bức bình
phong để bảo vệ cho cái năng tính đang thèm khát của mình. Tiến trình đó rất phức tạp, giữa vô
thức và ý thức không có biên giới nhất định, ngay lúc ta muốn làm thánh thì ma quỷ lại lồ lộ ra
trước mắt thế gian. Chỉ có biến thành con quỷ thật sự tàn ác, vô nhân đạo, loạn luân, bỉ ổi, xấu xa,
dâm dục, hoang đàng, trác táng… cho đến tận cùng, ta mới biết cách điều phục và loại bỏ nó. Một
nguyên tắc đơn giản là phải có mới bỏ được, không có lấy cái gì để bỏ đây. Cái có đó chính là chân
nhận thân phận nhầy nhụa của mình, nói theo Phật giáo là chấp nhận cái nghiệp của mình và càng
để cho đau khổ, gian truân tịnh hóa, tẩy rửa hết đi, ta càng mau chóng thoát khỏi biển sinh tử luân
hồi. Tilopa đã giải thích nguyên do tại sao ông lại bắt Naropa phải chịu nhiều gian khổ, tủi nhục như
sau : “Sự việc mà ta đẩy ngươi vào những hoàn cảnh quá nhiều đau khổ như vậy không phải là ta
độc ác. Nhưng vì ác nghiệp của ngươi không thể được tẩy xóa bằng những cố gắng của riêng
ngươi. Chỉ khi nào ngươi thực sự trải nghiệm những khó khăn gian khổ, thì khi ấy ngươi mới có thể
thanh lọc được ác nghiệp mà bấy lâu nay che phủ không cho ngươi thấy được Chân tâm Phật tính.
Qua tất cả những trải nghiệm khó khăn, gian khổ đó, ngươi đã không nảy sinh một niệm hồ nghi,
phân vân, hay những quan điểm sai lầm nào, mà còn thi hành triệt để những gì ta mong muốn.
Cuối cùng ngươi đã vượt qua những tình cảm mâu thuẫn để chứng nghiệm được giải thóat.”5

Quả thật, con người quá rộng, nó vừa có thể mở ra khắp càn khôn vũ trụ, vừa có thể thu hẹp bằng
hạt nhân nguyên tử vi mô. Chỉ có ma quỷ thánh thần tiên phật mới đủ khả năng thấu hiểu lòng
người. Cái tiểu vũ trụ đó lại khiến tất cả các tinh cầu phải cúi mình xoay quanh. Nho giáo (sách Lễ
ký) cũng bảo con người là tinh hoa của trời đất: “Nhân giả, kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao,
quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí.” (Người là cái đức của trời đất, nơi gặp gỡ của âm dương, nơi
hội tụ của thần minh, là tinh hoa tốt đẹp của ngũ hành.) Chính vì thế, thánh thần tiên phật, tất cả đều
buông xuôi, xuôi dòng, chấp nhận xác thân linh hồn làm bãi chiến trường cho quỷ thần giao tranh.
Họ không chối bỏ, không ngược dòng mà âm nhu, hiếu hòa, xuôi dòng về bến nước của thiên thu
thái thậm nguyên tuyền trinh trong.

Tất Đạt trong tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông của Hermann Hesse cũng khẳng định : “Tôi đã
phải trải qua quá nhiều ngu dại, quá nhiều tính xấu, quá nhiều lầm lạc, nôn mửa, vỡ mộng và buồn
rầu, cốt chỉ để trở thành một đứa trẻ. Nhưng đúng là phải như vậy. Đôi mắt và trái tim tôi đòi hỏi
điều đó. Tôi phải chứng nghiệm sự tuyệt vọng, tôi phải đi vào chiều sâu thăm thẳm nhất của tâm
hồn, vào những ý tưởng tự sát, để chứng nghiệm thánh ân, để nghe tiếng “Om” trở lại, để ngủ say
sưa lại và thức dậy cải lão hoàn đồng. Tôi lại phải trở thành một người ngu để tìm Tự ngã trong
tôi. Tôi phải phạm tội để sống lại. Con đường tôi sẽ còn dẫn tôi đi đâu? Con đường ngu ngốc, nó đi
xoắn ốc, có lẽ xoay vòng tròn, nhưng dù nó đi đâu tôi cũng đi theo nó.”6

Con đường chấp nhận, chờ đợi, không chọn lựa, âm nhu hiếu thuận chính là con đường mà tất cả
thường nhân chúng ta buộc phải trải qua. Bởi ngay trong dâm đạo đã hàm chứa thanh tịnh đạo, ngay
trong lúc cực khoái niết bàn hé mở thiên thu. Tử Thư Tây Tạng nói : “Thường ta cứ sợ rằng một khi
công nhận nỗi đau buồn, chắc ta không thể nào chịu nổi. Sự thật thì nỗi đau khổ được bộc lộ ra sẽ
có lúc đi đến kết thúc. Ðau khổ mà không bộc lộ được thì cứ kéo dài bất tận”. Cũng vậy, những ham
muốn tham dục thầm kín lẩn khuất trong tiềm thức của chúng ta cần phải được khơi mở và bộc phát
ra bên ngoài. Nếu không chúng sẽ âm ỉ thiêu đốt bất tận trong tâm hồn ta.

Theo Phật giáo, khi giao hợp tinh cha ra mà huyết mẹ không ra, huyết mẹ ra mà tinh cha không ra,
hoặc cả hai đều không ra, cộng thêm những chứng bệnh khác thì Thân Trung Ấm7 không thể nhập
thai được. Đức Phật nói, muốn kết thai cần phải có ba điều kiện hỗn hợp: tinh cha, huyết mẹ và
nghiệp thức. Còn cái thai đó là nam hay nữ là do nghiệp thức quyết định. Theo Tử Thư Tây Tạng thì
do bị đẩy tới bởi cơn gió nghiệp, thân ý sanh đi đến một nơi mà ở đó cha mẹ đang giao hợp. Khi
thấy họ, nó bị kéo vào trong cảm xúc ấy ; và do nghiệp quá khứ, nó tự nhiên cảm thấy rất thương
hoặc rất ghét. Sự quyến luyến người mẹ và thù ghét, ganh tị với người cha sẽ đưa đến hậu quả là nó
sinh thành con trai ; ngược lại là con gái. Cùng lúc đó, nghiệp thức dù là nam hay nữ đều thấy chính
mình giao hợp với mẹ hay cha. Vậy thì ngay từ lúc hình thành bào thai, con người đã giao hợp, ân

5
http://www.kagyu.org/kagyulineage/lineage/kag03.php. Nguyên văn : “The fact that I led you into so many painful circumstances
does not mean that I am a cruel person. Your negative karma could not be purified by your own effort alone. Only by your actually
experiencing hardship could you purify the negative karma that prevented you from realizing the ultimate nature of buddhahood.
Throughout all your experiences of hardship, you did not develop any doubts, hesitation, or wrong views, and you diligently obeyed
all commands. In this way you were able finally to overcome the conflicting emotions and experience realization.”
6
Hermann Hesse, Câu Chuyện Dòng Sông,
http://vnthuquan.net/TRUYEN/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn2ntn2n31n343tq83a3q3m3237nvn
7
Theo Tử Thư Tây Tạng, Thân Trung Ấm, tiếng Tây Tạng là Bardo chỉ có nghĩa là một chuyển tiếp hay một khoảng hở
giữa sự hoàn tất một trạng huống và sự bắt đầu một trạng huống khác. Bar nghĩa là “ở giữa”, và do có nghĩa “bị lơ
lửng,” “bị ném vào.” Cụ thể, Thân Trung Ấm là trạng thái tồn tại của con người từ sau khi chết cho đến khi tái sanh.
Thường con người ở trong trạng thái Bardo mất 49 ngày, ngàoi ra còn có hai trường hợp : Trường hợp đầu tiên là những
người đã sống một đời vô cùng lợi lạc và tích cực, đã tu luyện tâm đến trình độ năng lực chứng ngộ của họ sẽ đưa họ
trực tiếp vào một tái sanh tốt đẹp. Trường hợp thứ hai là những người đã sống cuộc đời tiêu cực, tác hại, họ đi rất nhanh
xuống đời tái sanh kế tiếp, bất cứ ở đâu.
ái với cha với mẹ của mình. Điều này có thể lý giải tại sao đàn ông lấy vợ thì hết bảy tám mươi
phần trăm là giống mẹ mình, ngược lại con gái lấy chồng thì anh ta đa phần là giống cha mình. Rồi
khi lấy nhau, nếu sanh con trai, người vợ quên mất chồng, còn nếu sanh con gái, người chồng quên
mất vợ. Đến khi đứa con lớn lên, ghen tị với cha, vì chính ông ta mà mẹ mình phải chia sẻ tình
thương, nên sinh lòng đố kị, thậm trí giết chết cha mình… thì tất cả đều có nguyên nhân của nó.
Chính vì thế mà mỗi hành động đều có nguyên nhân từ tiền kiếp, nhà Phật dùng thuật ngữ trùng
trùng duyên khởi. Mỗi một hành động của bất cứ ai, dù thân quen hay xa lạ, đều có sự tác động của
ta. Chỉ cần có một ý tưởng đánh người là người đó đã bị đánh trong tư tưởng rồi. Điều đó cũng có
thể vén mở phần nào huyền nhiệm khi phận nhi nữ là Thúy Kiều của Nguyễn Du lại cứu cha (không
cứu mẹ) thoát khỏi cái chết, trong khi Vương Quan, một nam nhi chi chí lại bất lực xuôi tay. Trái
lại, kẻ giết cha chẳng phải là nữ, mà là một thằng con trai chính cống.

Chính vì thế, tội của một người cũng là tội của muôn người. Nhất Như đã đẩy mâu thuẫn đến tột
cùng để cho ta khỏi lẩn tránh lập lờ, tự phong cho mình là tiết hạnh khả phong. Thay vào đó là đem
tấc lòng ra giữa ngã ba đường, cho thiên hạ vân vê sờ mó, mò cho ra con quỷ dục tình. Từ đó khiến
ta từ bỏ thói quen luôn viện cớ này, lý do kia, tại cái nọ, vì cái kia nên tớ mới ra thế này, mới đến
nông nỗi kia… mà chân nhận chính mình đã gây lên đủ thứ tơi bời, đủ thứ tóc tang cho thiên hạ từ
vô lượng kiếp đã qua. Khi đã chân nhận, thì lập tức đem mình ra cho gió bão mưa dầm, cho nắng
nôi thiêu đốt, cho sóng gào khạc nhổ bùn lầy, tanh hôi cho đến khí mình mẩy da xương tan nát thì
chính lúc đó con người mới có thể hoàn thiện đời mình. Có như vậy, kẻ tài hoa mới trở về lưu ngụ
nguyên thôn, mở phơi non nước cho hồn lên cao.

2. Âm tính trong hành động giết cha

Giết người là một hành động dã man. Tất cả các tôn giáo trên thế gian này đều cấm tín đồ của mình
giết người. Đó là một sự thật không thể chối từ. Đằng này, giết người thân sinh ra mình thì muôn
đời sẽ bị khai trừ vĩnh viễn khỏi cực lạc thiên thai.

Tuy nhiên, giết người hay giết cha cũng có năm ba bảy đường. Thời Đức Phật, có một hoàng tử giết
vua cha để đoạt ngôi báu. Các đệ tử hỏi Ngài nghĩ sao về chuyện đó. Phật trả lời đại ý là do kiếp
trước, vua cha đã giết một đạo sĩ, trước khi ông ta chết, ông ta nói sẽ đầu thai làm chính đứa con trai
của nhà vua để báo thù. Tất cả đều do nhân duyên mà ra, nhưng với người trần mắt thịt, họ không
nhìn thấu được tiền kiếp, nên thường có nhưng suy đoán, kết luận phiếm diện, sai lầm, rồi quy
chụp, lên án, tẩy chay, loại trừ.

Henry Miller đã kể một câu chuyện rằng: Có một người phạm tội sát nhân đến 52 lần. Đến lần thứ
52 thì anh ta hối hận, lương tâm anh dày vò, cắt dứt. Anh ta tìm đến một ông thánh để tu hành
chuộc lại những lỗi lầm mình đã gây ra. Sống với ông thánh chưa được bao lâu, thì ông thánh bảo
hắn trở về thế gian để sống bình thường như trước và đừng lo sợ gì nữa. Nhưng anh ta không yên
tâm, nên xin ông thánh cho mình một dấu hiệu nào đó để chứng tỏ anh không phạm tội giết người
nữa. Ông thánh liền trao cho một chiếc áo màu đen và căn dặn rằng, khi áo đổi thành màu trắng thì
anh sẽ thấy rằng mình vô tội. Trở lại đời sống, dù cố giữ thánh thiện đến mấy đi nữa thì chiếc áo
anh mặc vẫn cứ giữ lại màu đen. Dần dần anh bị ám ảnh, lo lắng, bất an, chẳng biết lý do tại sao
chiếc áo vẫn như vậy dù anh đã cố ăn chay, thiền tập, giữ mình, ép xác. Anh còn đến sông Hằng để
lấy nước thiêng tẩy uế cho áo đổi thành màu trắng… Thế mà chiếc áo vẫn đen. Hết cách, anh quyết
định trở lại với ông thánh để sống với ông cho đến hết đời. Có thế anh mới thoát được cơn cám dỗ
giữa chợ đời. Trên đường trở về, anh thấy tên cướp đang cướp của, hãm hiếp người con gái. Anh
chạy đến lôi tên cướp ra và quỳ xuống van xin hắn buông tha cho cô gái. Tên cướp không buông tha
mà còn toang giết cô gái. Chỉ còn một giây nữa thôi, nếu anh không can thiệp thì án mạng sẽ xảy ra
ngay tức khắc. Trong cái sát na đó, anh bỗng thấy tất cả tội lỗi của mình, rằng mình đã giết 52
người rồi, bây giờ nếu không giết nữa, anh cũng chẳng thoát được hỏa ngục. Vậy nên giết quách cái
thằng khốn nạn này đi rồi vĩnh viễn trầm luân trong hỏa ngục thì cũng có gì hơn đâu, còn hơn là
nhìn cô gái bị chết oan uổng trước mắt. Nghĩ thế, máu anh sôi lên sùng sục, anh lao tới túm lấy tên
cướp giáng cho hắn những cú đấm thôi sơn nhừ tử, mạnh đến nỗi hắn chết không kịp ngáp mà anh
vẫn chưa thôi. Sau khi băng bó cho cô gái, anh bỏ lại xác chết và lên đường về chỗ ông thánh để thú
tội. Vừa về đến, ông thánh nói : “Kìa, con hãy nhìn lại chiếc áo con đi?” Anh chợt nhìn lại thì ôi
thôi, nó chuyển thành màu trắng từ lúc nào mà anh không hề hay biết. “Trước lúc giết người, nó rõ
ràng còn màu đen mà?” Anh hỏi lại ông thánh. Nhưng anh chỉ còn nghe được tiếng cười âm ba vang
vọng sau dãy núi cao.

Trong quyển Remember to Remember, Miller viết : “Mục đích tối thượng là giết cho được kẻ giết
người. Động tác tối hậu là giết cho bằng được cái bản ngã sát nhân của mình. Kẻ giết người lần
thứ 53 đã từ bỏ mọi hy vọng giải thoát, cho nên hắn mới được giải thoát.”8

Chính Phật giáo thiền tông cũng nói rằng : “Phùng Phật sát Phật, Phùng tổ sát Tổ.” Thiền sư Đơn
Hà Thiên Nhiên mới chẻ tượng Phật làm củi xua tan giá lạnh mùa đông. Eckhart đã cầu nguyện
rằng : “Lạy Chúa, xin cho chúng tôi được giải thoát khỏi chính Ngài.” Chừng nào còn lệ thuộc,
bám víu vào ông cha, ông Phật, ông Chúa, chừng đó con người không thể trưởng thành được. Cần
phải dùng gương giết chết cái tự ngã mang danh hiệu là người cha luân lý, bảo thủ, lạnh lùng, đạo
đức, truyền thống của mình, lúc đó mình mới có cơ may đi về Cố Quận Thiên Thai Niết Bàn. Tác
giả Nhất Như đã mô tả sự vô tình của đao kiếm khi để người cha tự mình nhảy vào thanh kiếm và
chết trước sự ngỡ ngàng của nhân vật “Tôi”, nhờ đó mà nhân vật bớt phần gánh nặng tội nghiệp
chăng? Vâng, có thể tác giả vẫn còn mong mỏi một chút cảm thông của cuộc đời đối với nhân vật,
nhưng yêu sách tuyệt đối của một hành giả chính là phải giết cha mình, tức là giết chết sự nương
nhờ, cầu cạnh, van xin, bám chấp vào vạn pháp thế gian vô thường, nhất là tin vào cái tự ngã mưu
mô gian xảo luôn lấp bóng dưới những dạng thức tốt đẹp như tình cha, ấm áp, yêu thương, tha thứ,
cảm thông… Những thứ sáo ngữ đó chỉ ve vuốt mơn chớn bản ngã của trẻ con và những kẻ luôn
sống trong ảo tưởng. Đi ngược lại con đường đó, chúng ta sẽ dễ rơi vào thói kiêu mạn, giả hình, coi
thường người khác, không đủ bi mẫn để dung nhiếp những cái dị biệt, đa tạp vào trong cái nhất như,
trong suốt. Làm mà như không làm, ấy mới đích thị là làm; nói mà như không nói, ấy mới đích thị
là nói. Đó chính là phương tiện thiện xảo duy nhất khả dĩ đưa ta thoát khỏi lục đạo luân hồi.

Giêsu đã nói, Ai muốn theo ta, hãy từ bỏ cha mẹ mình. Chỗ khác Ngài nói, đừng gọi những kẻ dưới
đất là cha, vì anh em chỉ có một Cha ở trên trời. Nhưng do thói hám danh và thích cai trị, giới lãnh
đạo Kitô giáo đã bày đặt ra không biết bao nhiêu là thứ father, hết Cha, Đức Cha, đến Đức Thánh
Cha, rồi lại đến cha tinh thần, cha thiêng liêng… Gọi Thượng Đế là Đức Chúa, thậm chí còn gọi là
YHWH (Gia-vê) vì sợ phạm úy cho thấy tính cách trẻ con, ấu trĩ của người Do Thái khi xưa ; khi
Giêsu giáng thế, ngài gọi Thượng Đế là Cha để loại trừ tính trẻ con của người Do Thái, nhưng chưa
thể trưởng thành tâm linh ; đến thời nay, cần phải gọi Thượng Đế là Mẹ thiên nhiên nhiệm mầu, là
Mẹ Đất… vì chỉ có đất mới dung nhiếp tất cả cấu uế, lụy phiền của nhân gian, chỉ có Mẹ đất mới
dám hy sinh thân mình làm bàn đạp cho tâm thức vỗ cách bay cao. Người Việt còn gọi là lòng đất,
bởi lòng cũng có nghĩa là trung tâm năng lượng ở rốn. Lão giáo gọi chỗ này là Linh Đài Phương
Thốn. Tất cả các thứ võ công, khí công, yoga, thiền đều phải xuất phát từ huyệt Đan điền. Do đó,
giết cha để cưới mẹ theo trình tự của Sophocle, hay Dostoievski là giết chết cái tôi, cái lý trí phân
biệt để hôn phối với cái Linh Đài, Cái Lòng Mẹ, cái Chân Tâm. Còn theo Nhất Như thì hiếp mẹ
trước, giết cha sau mang nghĩa trở về Chân Tâm Phật Tính, trở về cái hang rỗng không qua Cửa
Huyền Tẫn để hàm dưỡng khí huyết, tụ khí đan điền, tăng thêm công lực, hòng chiến đấu sống còn
với lý trí nhị nguyên hay cái tự ngã kiêu mạn. Thiết nghĩ, đó là nẻo đường phù hợp nhất, phổ quát
nhất cho tất cả chúng sinh hữu tình.

3. Kết

8
Trích từ Phạm Công Thiện, Henry Miller, Nxb Phạm Hoàng, 1969, tr 78-79
Trong tác phẩm Zarathustra Đã Nói Như Thế, Nietzche viết : “Các ngươi ngước nhìn lên cao khi
các ngươi khát vọng sự thăng tiến. Còn ta, ta cúi nhìn xuống thấp bởi vì ta đã lên đến chốn cao vời
mù tuyệt.” Phải chăng Nietzche là hóa thân của Giêsu, bởi trước đó, Giêsu đã từng nói : Ai nâng
mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên. Bước đi một cách im lặng, rộng
lượng, không hy vọng, chấp nhận tất cả nhân quả của vô lượng kiếp bằng cách làm những điều đê
tiện nhất, sỉ nhục nhất, đáng khinh bỉ nhất, rồi buông xả, thảnh thơi, cười đùa và im lặng. Đó chính
là nẻo đường của tất cả những kẻ đớn hèn như chúng ta. Nhân vật “Tôi”, dù ý thức hay không, cũng
đã trải qua những giây phút vô cùng khốn khổ, dằn vặt, đớn đau tưởng như cuộc đời mình đặt dấu
chấm hết trong lửa hỏa ngục thiên thu. Nhưng không, chàng vẫn sống, vẫn im lặng giữa lòng bão tố
cuồng phong mịt mù. Dù đời có lăn long lóc trong vòng đao kiếm máu tươi, chàng vẫn giữ được cái
chóp đỉnh của sự lặng im trong những cơn đau xé lòng.

Chính trong nỗi nhục nhã đó, chúng ta sẽ cảm thấy biết ơn nỗi đau khổ ê chề, vì nó cho ta cơ hội
trực diện với nó và chuyển hóa nó. Nếu không có đau khổ thì bạn đâu bao giờ khám phá ra rằng tận
đáy sâu của khổ đau còn có một kho tàng phúc lạc. Thời gian mà bạn đau khổ có thể là thời gian
bạn cởi mở nhất, và chỗ mà bạn cực kỳ thương tổn có thể là nơi ẩn tàng sức mạnh lớn nhất của bạn.
Ai cố tình đạp mình xuống hỏa ngục, họ đã vô tình bắc thang cho bạn leo lên trời. Đời không có ác
ma thì làm sao có thánh hiền được. Cho nên nói ác ma là mẹ của thánh hiền. Trái lại, nếu nếu ta
không kiên nhẫn học hạnh của mẹ đất, không nhẫn lại ngồi nghe tiếng hát của dòng sông, không bơi
xuôi dòng, hay cố tự vệ chống lại đau khổ, cụ thể là tìm mọi cách tránh né dục vọng, thì ta chỉ càng
thêm đau khổ, càng bị dục vọng ám ảnh và không học được gì về kinh nghiệm khổ đau. Rilke viết
rằng : “Một trái tim chưa hề mở ra chấp nhận, chịu đựng sự mất mát, một trái tim được che chở,
luôn vô tư an ổn, thì không thể biết thế nào là yêu thương”. Đó chính là lý do buộc ta phải làm sát
thủ, tiêu diệt tất cả các thần tượng, các giá trị, luân lý, truyền thống để không còn bất cứ chỗ nào
nương cậy, bám chấp, hy vọng mà thay vào đó là sự im lặng, là tự nhiên như nhiên, là năng tính
thuần khiết, là nhu thuận ôn hòa.

Chính người viết, trong những cơn mơ hoang đường, cũng trải qua một cơn ác mộng khi thấy chính
mình giao hợp với mẹ và ngay đêm hôm sau, một cơn ác mộng khác tràn về khi thấy mình chiến
đấu sinh tử với cha. Và cũng trong những cơn mơ hoang đường đó, người viết mơ thấy tất cả những
đứa con gái đều mất trinh từ khi mới yêu lần đầu và tất cả những thằng con trai đều trở thành quỷ
dữ chuyên hãm hiếp đàn bàn con gái ngay từ lúc dậy thì. Cứ thế, chúng sẽ sinh sản ra một thế hệ
mới, thế hệ này sống liều mạng, không nhân nhượng, không dễ dãi. Thế hệ này đói thì ăn, khát thì
uống, thích thì làm tình, điên lên thì dùng bí kiếm Izanuma giết cha chém chú, bình tĩnh thì đóng
đinh treo cổ Thượng Đế, buồn rầu thì hiếp mẹ hiếp em… rồi nhe răng cười thách thức cuộc đời,
khạc nhổ ta đi hỡi cuộc đời, đừng nên thương hại xác thân tôi, vực sâu hố thẳm xin mở rộng, nuốt
chửng tôi vào giữa mù khơi.

Ở cuối con đường, kẻ tài hoa đã chọn nẻo đường quy thuận ôn nhu, khước từ đoạn tuyệt hết mọi
cám dỗ sau khi đã trầm luân trong dục vọng tơi bời và chỉ còn quay về nắm giữ, ghì xiết linh hồn,
tâm thể của mình. Bởi một khi tất cả đã chết dưới bí kiếm Izanuma rồi, nhưng nếu con người không
vững tay chèo chống linh hồn mình, thì hắn sẽ tiếp tục sa ngã và gục đầu ghẹo cổ chết đứng giữa
vòng oan gia nghiệp chướng của vô lượng kiếp luân hồ ngổn ngang. Chính vì thế, người cha phải
chết đi cốt để cho nhân vật “Tôi” tự mình tìm ra bí kiếm, để bắt đầu phục sinh bên mép bờ của bãi
chiến trường hoang lạnh loang đầy máu tươi. Nói tóm, cả cha và mẹ của nhân vật “Tôi” đều là
những hình ảnh lý tưởng khi tất cả đều nhận ra rằng, cái tâm sơ nguyên chỉ có thể khai mở ra, chỉ có
thể thành tựu ở tột cùng của sa mạc cô đơn và con người chúng ta chỉ có thể mỉm cười hàm tiếu sau
khi chấp nhận những tiếng sấm long trời lở đất giáng mạnh lên máu da xương thịt làm tơi tả linh
hồn máu xương.

Một lần nữa, Nietzche lại xuất hiện : “Tôi yêu những kẻ chỉ biết sống bằng cách đắm chìm vì họ sẽ
vượt qua bờ bên kia.” Zarathustra đã nói như thế. Và chỉ có những kẻ đó mới dám nguyện rằng :
“Nhất thiết pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh, như sương diệt như điện ưng tác như thị quán.”
Xa xa cuối thôn làng, hình như có tiếng tục kinh trầm ấm: “Quán tự tại bồ tát, hành thâm bát nhã ba
la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách... Sắc tức thị không, không tức
thị sắc… thọ tưởng hành thức diệt phục như thị…” Người ơi người, hãy biết chấp nhận cái tính âm,
cái phi lý, cái oái ăm, cái nhầy nhụa và gửi những cái lơ mơ vớ vẩn đó bay theo gió non ngàn thì cái
vô biên tối thượng tót vời bất khả nghĩ suy sẽ về trong âm tính, lý phi, ăm oái và nhụa nhầy… Khi
đã vào tận cùng tuyệt vọng, ta sẽ gặp hy vọng thiên thu, khi đã vào nô lệ xa mù, ta sẽ gặp tự do vô
giới, khi đã vào hoang liêu chới với, ta sẽ về trụ vững sơ tâm… Như thế, chính vì quá hân hoan, ta
đâu thấy ràng buộc, chính vì quá ràng buộc, ta thấy mình thảnh thơi, chính vì quá lỗi tội, lại thấy
mình khiết trinh… Đó chính là ý nghĩa bất khả tư nghì của bí kiếm Izanuma…

You might also like