You are on page 1of 5

Aptomat (ATM) là một thiết bị đóng cắt và bảo vệ hệ thống mạch điện

và thiết bị sử dụng điện


hạ thế. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều chủng loại ATM, phải kể đến các hãng
sản xuất lớn như: ABB, Schneider, Siemens, Hager, Panasonic, LS, Mitsubishi, Hyundai,
Simon, Clipsal, Sino – Vanlock, … Đây là thiết bị điện thông dụng, tuy nhiên để hiểu rỏ y
nghĩa các thông số, phân biệt các chủng loại và cách sử dụng lựa chọn thì không phải công
nhân vận hành nào cũng nắm được. Để thuận tiện trong công tác quản ly vận hành, tác giả
xin tổng hợp một vài khái niệm cơ bản giúp người vận hành hiểu rỏ hơn về ATM.

1. Phân loại :

Aptomat viết theo tiếng anh là CircuitBkeaker (viết tắt là CB) được phân chia ra nhiều loại theo
chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau. Thông thường được phân biệt thành 02 loại chính:

-MCB (Miniature Circuit Bkeaker) là aptomat cở nhỏ, loại tép ghép lại, dòng điện không vượt quá
100A (dòng cắt ngắn mạch đến 10kA). MCB không thể điều chỉnh được dòng Ir. MCB thường được
sử dụng chủ yếu ở các thiết bị điện gia đình.

– MCCB (moulded case circuit breaker) là dạng vỏ đúc hình khối trong hộp, dòng điện có thể lên tới
2.400A, thường có dòng cắt ngắn mạch lớn (có thể lên tới 80kA). MCCB có khả năng điều chỉnh
được dòng Ir, được sử dụng rộng rãi hơn ở các công trình lớn.

2. Ý nghĩa các thông số:

– In: dòng định mức của ATM.

– Ir : dòng định mức của tải.

– Ue: Điện áp làm việc định mức.

– Uimp: Điện áp chịu xung định mức.

-Ui: Điện áp cách điện định mức.

-Icu (Ultimate breaking capacity (kA)): Là dòng ngắn mạch tối đa, nó có khả năng chịu được dòng
cực đại khi xảy ra sự cố của thiết bị trong thời gian 1s(dòng này thường được thực hiện ở quá trình
thí nghiệm kiểm tra ATM).
Ví dụ: Icu = 50KA thì tiếp điểm ATM sẽ chịu đựng được dòng điện 50KA trong thời gian 1 giây, thông
số này cho biết độ bền tiếp điểm của ATM. Một số thiết bị dòng Icu có khả năng chịu trong 3 giây.

– Ics (Service breaking capacity (%Icu)): Là dòng ngắn mạch thực tế, nó có khả năng cắt thực tế khi
xảy ra sự cố của thiết bị, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. Thường thì Ics=50%Icu, đối với
các loại tốt thì Ics=100%Icu.
– Characteristic cuver hay còn gọi là đường cong chọn lọc của ATM. Đây chính là thông số quan
trọng nhất cho việc chọn ATM nằm ở vị trí nào cho hệ thống điện.
– Số lần đóng cắt cơ khí cho phép (mechanical/electrical endurance).
Ví dụ cắt ATM rồi bật ATM lên lại thì gọi là 1 lần đóng ngắt. ATM thông thường cũng quy định số lần
này. Các MCB có quy định là từ 7.500 đến 10.000 lần, MCCB thì hơn 10.000 lần.

– Icw (rated short-time) (1S) withstand current: khả năng chịu dòng ngắn mạch định mức ứng với
một khoảng thời gian 1S.

3. Nguyên lý hoạt động:

– Nguyên lý bảo vệ quá tải:

+ Ở chế độ làm việc bình thường: khi có dòng điện chạy qua làm cho nhiệt độ và chiều dài thanh
lưỡng kim(Bimetal Element)tăng. Nhưng tốc độ dãn nở không đủ để sinh ra chuyển động uốn của
thanh, tiếp điểm vẫn đóng.

+ Ở chế độ quá tải: Nhiệt sinh ra đủ lớn thanh lưỡng kimbị uốn cong về phía thanh kim loại có hệ
số dãn nở nhỏ hơn. Chuyển động uốn đẩy thanh hành trình (trip bar) kéo theo chốt được giải phóng
làm tiếp điểm mở ra, bảo vệ quá tải tác động.

Nguyên lý bảo vệ quá tải


– Nguyên lý bảo vệ ngắn mạch
+ Ở chế độ làm việc bình thường: Từ trường tạo ra bởi cuộn dây không đủ lớn để hút thanh hành
trình và tiếp điểm vẫn đóng.

Nguyên lý bảo vệ ngắn mạch

+ Khi xảy ra ngắn mạch: Từ trường tạo ra bởi cuộn dây đủ lớn hút thanh hành trình, giải phóng
chốt và tiếp điểm được mở ra, bảo vệ ngắn mạch tác động.Với bảo vệ quá tải và ngắn mạch, mạch
điện sẽ làm việc ổn định tin cậy, bảo vệ thiết bị và giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất có thể.

4. Lựa chọn ATM:

Có nhiều cách lựa chọn ATM. Tuy nhiên, dù cách nào thì chúng cũng phải thỏa mãn điều kiện sau:

– U đm ≥ U đm lưới.

– I đm ≥ K.Ilv max.Thông thường chọn giá trị dòng định mức của aptomat lớn hơn giá trị dòng làm
việc khoảng 20%.
– Icđm ≥ I nmax. Dòng cắt định mức của aptomat phải lớn hơn dòng ngắn mạch lớn nhất có thể.
Tức là ngắn mạch ngay phía sau của ATM so với nguồn. Người ta tính điểm ngắn mạch trên thanh
góp để chọn dòng cắt của tất cả các ATM nói trên đó.

Ngoài ra lựa chọn ATM còn phải căn cứ vào điều kiện làm việc của phụ tải là ATM không được
phép cắt khi có quá tải ngắn hạn, thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng
điện khi mở máy động cơ điện, dòng điện cực đại trong các phụ tải công nghệ.

5. Cài đặt thông số vận hành ATM:

Cài đặt ATM với giá trị Ir:

– Ir = dòng định mức của tải.

– Ir = xIn (Với In là dòng định mức ATM). Nếu chọn Trip Unit từ nhiệt thì tầm chỉnh thường là từ
0,8÷1. Một số hãng cho phép từ 0,63÷1. Với loại Trip Unit điện tử thì tầm chỉnh của các hãng mặc
định là từ 0,4÷1.

Ví dụ: ATM có In=2000A trong khi đó dòng tải tối đa chỉ có 1000A. Vậy ta có thể thay đổi từ 2000A
đến 1000A bằng cài đặt Ir = 0,5xIn =0,5×2000 = 1000A.

C
ài đặt ATM bảo vệ quá tải và ngắn mạch

– Cài đặt ATM bảo vệ quá tải: Kí hiệu chức năng bởi chữ L

+ Nếu I > Ir thì ATM sẽ cắt với thời gian trễ đã cài đặt.

+ Ứng với bảo vệ quá nhiệt là thời gian long time pickup
– Cài đặt ATM bảo vệ ngắn mạch: Kí hiệu chức năng bởi chữ S.

+ Ở ví dụ trên Inm = 2000 A cài đặt Isd = 2.1000 = 2000 A

+ Cài đặt thời gian: Ta có thể cài đặt đặc tính thời gian độc lập hay phụ thuộc tùy theo I 2t Off hay
On.

– Cài đặt MCCB bảo vệ cắt nhanh Instantaneous: Kí hiệu chức năng bởi chữ I.

+ Có thể cài đặt Ii = (2÷15)In. Đối với ATM thông thường Ii=(5÷10)xIn.

Trên đây là một số khái niệm cơ bản giúp người vận hành hiểu rõ hơn về bản chất của ATM trong
công tác quản lý vận hành, ngoài ra tùy thuộc vào từng chủng loại, kết hợp tài liệu kỹ thuật của thiết
bị để tìm hiểu được đầy đủ hơn.

You might also like