You are on page 1of 69

7 bài tập đơn giản giúp thoát khỏi cơn đau

lưng trong 10 phút


Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.. là căn bệnh phổ biến, đặc biệt ở người cao
tuổi và nhân viên văn phòng. 7 bài tập đơn giản dưới đây sẽ giúp giảm cơn đau lưng
chỉ sau 10 phút luyện tập, hạn chế bệnh lý về xương khớp.
1. Giãn gân

(Ảnh: Brightside)
– Nằm ngửa, gập chân trái.

– Vòng 2 tay ra phía sau đùi phải và giơ chân thẳng. Đầu gối có thể cong vào một chút khi
kéo chân lại.

– Giữ trong 10 giây, lặp lại 2 lần và đổi bên.


2. Gập 2 đầu gối sát ngực

(Ảnh: Brightside)
– Nằm ngửa. Gập chân áp sát bụng, dùng 2 tay ôm lấy đầu gối.

– Kéo 2 đầu gối đến gần ngực hơn bằng cả hai tay. Càng kéo, cơ lưng và đùi sẽ càng
căng.

– Giữ tư thế trong 20 giây và lặp lại 2 lần.

3. Gập 1 đầu gối sát ngực


– Nằm ngửa.

– Gập chân phải và giữ bằng tay, chân trái duỗi thẳng.

– Kéo đầu gối chân trái đến gần ngực đến khi cảm thấy căng cơ hông và đùi.

– Giữ tư thế trong 20 giây, lặp lại 1 lần và đổi bên.

4. Giãn cơ hông
(Ảnh: Brightside)
– Đứng thẳng.
– Di chuyển chân trái về phía trước trong khi đưa chân phải về phía sau.

– Từ từ hạ thấp cơ thể bằng cách chùng gối trái. Cố gắng giữ thân trên thẳng.

– Thực hiện động tác trong vài giây, sau đó hạ thấp đầu gối phải gần sàn nhà.

– Giữ cả 2 tay trên đầu gối trái để hỗ trợ và di chuyển phần thân trên về phía trước.

– Giữ tư thế trong 30 giây và lặp lại 2 lần và đổi bên.

5. Kéo cột sống

(Ảnh: Brightside)
– Nằm ngửa, duỗi thẳng cánh tay sang ngang.
– Nâng chân phải lên, ép sang bên trái.

– Xoay đầu từ từ về phía bên phải, bạn sẽ cảm thấy căng dần trên lưng, đùi rồi đến chân.

– Cố gắng giữ tay luôn thẳng trong quá trình thực hiện.

– Giữ tư thế trong 30 giây, lặp lại 2 lần với cả 2 chân.

6. Kéo căng đùi


(Ảnh: Brightside)
– Đứng thẳng.

– Đứng trên chân phải, chân trái cong lên, có thể giữ chân trái bằng tay giúp thăng bằng tốt
hơn.

– Cố gắng chạm gót chân vào mông, kéo giãn hông, đùi và lưng.
– Giữ vị trí trong 30 giây và lặp lại 2 lần với cả 2 chân.

7. Gập người với ghế

(Ảnh: Brightside)
– Đứng thẳng.

– Đặt 2 bàn tay trên ghế, giữ khoảng cách vừa đủ giữa bạn và ghế.

– Uốn cong phần trên cơ thể, đầu cúi thấp hơn tay. Đầu càng cúi thấp, càng nhiều cơ được
làm căng.

– Giữ thân dưới thẳng, cố gắng gập người ở tư thế thoải mái.

– Giữ tư thế này trong 30 giây và lặp lại 2-3 lần.


Thực hiện bài tập thường xuyên, ngày 1-2 lần giúp cơ cột sống, hông, vai… được thư giãn,
giảm đau lưng.

Thay đổi tư thế


1. Chống tay vào tường khi đứng đánh răng
Khi đánh răng, bạn nên chống tay vào tường hoặc bồn rửa để giảm áp lực lên cột sống.

2. Ngồi xuống khi buộc dây giày


Hầu hết chúng ta thường cúi xuống để buộc dây, tư thế uốn cong lưng này sẽ làm tổn
thương đĩa đệm, cột sống dễ bị bào mòn. Bạn nên ngồi xuống, co chân lên mỗi khi buộc
dây giày.

3. Kê chân khi đứng để giảm áp lực cho chân


Khi đứng, áp lực lên cột sống cao hơn nhiều so với khi đi bộ. Lúc này, các đĩa đệm đốt
sống ở phần ngực nhanh chóng bào mòn, dẫn đến đau giữa hai bên vai. Bạn nên đặt một
chân lên ghế để giữ thẳng người, giảm áp lực đè lên xương sống.

4. Dùng cây lau nhà, tránh cúi gập người


Mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, chân, lưng và cánh tay sẽ bị nhức mỏi. Để ngăn ngừa việc này,
mọi người không nên lau sàn bằng tay hoặc khăn lau. Thay vào đó, hãy dùng cây lau dài
để hạn chế việc phải cúi xuống quá nhiều, gây tổn thương cột sống.

5. Không nâng vật nặng cao quá đầu


Nếu bạn cần đem một đồ vật nặng xuống từ trên cao, nên sử dụng ghế để giảm áp lực
xuống mức tối thiểu.

Thực hiện các bài tập


(Ảnh: Tri Thức Trẻ)
Bạn nên tập các động tác này thường xuyên, mỗi lúc rảnh rỗi. Người có bệnh về cột sống
thì nên tập đều đặn mỗi ngày, tối thiểu từ 1-2 lần để cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn.

Chưa cần đi khám vội, hãy thử 6 cách đơn


giản này để chẩn đoán tình trạng sức khoẻ
hiện tại của cơ thể
Theo các chuyên gia, cơ thể có vô vàn cách để cảnh báo tình trạng sức khỏe hiện tại,
chỉ cần bạn lắng nghe đôi chút là nhận diện được ngay. Hãy thử một số động tác
dưới đây với chỉ vài giây hay vài phút để kiểm tra sức khoẻ của mình.
Leo cầu thang bộ.
Ảnh: blogphunu.com
Cách này giúp kiểm tra sức khỏe khá nhanh và tiện lợi. Bạn chỉ cần kiểm tra bằng cách
bước 2 bậc cầu thang 1 và leo 5 tầng hoặc leo cầu thang và hát một bài hát. Nếu sau khi
leo xong, bạn không cảm thấy khó thở hoặc mệt mỏi thì chứng tỏ rằng sức khỏe của bạn
vẫn rất ổn định.

Nếu bạn không vượt qua được bài kiểm tra sức khỏe trên, thì bạn cần nên tăng cường sức
khỏe bằng dinh dưỡng và tập luyện thể thao thường xuyên.

Kiểm tra độ lão hóa


Ảnh: Soha.vn
So với tư thế nằm, các động tác đứng sẽ tiêu hao nhiều hơn 10% năng lượng của cơ thể,
vì vậy những người thích đứng thường sở hữu vóc dáng và thể trạng tốt hơn so với nhóm
người thích ngồi hoặc thích nằm. Đặc biệt, việc thường xuyên luyện tập động tác đứng một
chân sẽ tạo điều kiện cho cơ bắp của chúng ta được rèn luyện, và cũng phản ánh tương
đối chính xác “tuổi tác” cơ thể của bạn

Dựa vào nghiên cứu trên 30 năm về tổ chức của cơ thể người, Giáo sư Shan Thian ở
Trường Đại học y khoa của Nhật Bản đã đưa ra một bài kiểm tra sức khỏe và quá trình lão
hóa thông qua một số động tác đơn giản và dễ thực hiện dưới đây:

Động tác: Nhắm mắt, đứng một chân (hai tay dang ra). Hãy nhờ một người kiểm tra xem
bạn có thể đứng ở tư thế này trong bao lâu. Nếu bạn đã 45 tuổi mà có thể đứng một chân
trên 15 giây, thì đây là tín hiệu tốt. Nếu bạn không thể trụ vững 10 giây, nghĩa là khả năng
tự cân bằng của cơ thể của bạn đã bị thoái hóa bằng người 60-70 tuổi. Muốn trẻ hóa cần
phải thường xuyên luyện tập để lấy lại sự cân bằng.

Kiểm tra nồng độ axit dạ dày


Ảnh: salud180.com
Dùng bột baking soda để kiểm tra nồng độ axit da dày, chỉ cần bạn pha 1 thìa baking soda
vào 1 cốc nước rồi uống khi đang đói.

Nếu chưa tới 5 phút sau bạn ợ hơi, chứng tỏ dạ dày khá tốt, còn ngược lại chứng tỏ dạ dày
hoạt động kém, dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Bởi vì baking soda (natri bicarbonate) khi vào dạ dày sẽ phản ứng với acid dạ dày tạo một
lượng lớn khí carbon dioxide, lượng khí thoát ra gây ợ to. Nếu không có hiện tượng này
hoặc ợ rất nhỏ, rất có thể bạn đã bị suy giảm nồng độ acid trong dạ dày.

Kiểm tra độ dẻo dai

Ảnh: YouTube
Hãy đứng trước gương vắt chéo 1 chân rồi ngồi xổm xuống, người hướng về trước sau đó
đứng lên mà không có bất kì sự trợ giúp nào.
Theo bác sĩ Kelvin Chew, giám đốc Trung tâm Y khoa Thể thao Changi của Singapore, bài
tập này có thể kiểm tra được sức mạnh cơ bắp, khả năng linh hoạt và hệ xương khớp của
cơ thể. Nếu bạn thực hiện động tác này dễ dàng không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, chứng
tỏ xương khớp và các gân của bạn khá tốt. Cũng theo tờ European Journal, những người
ngoài 50 tuổi mà vẫn thực hiện bài kiểm tra sức khỏe này không khó khăn thì sống thọ hơn
gấp đôi.

Kiểm tra tuần hoàn máu

Nằm trên giường nâng 2 chân lên cao tạo thành 1 góc 45 độ với mặt giường sau đó nhanh
chóng vặn mình để 2 chân ép mạnh xuống giường, giữ trong khoảng 1 phút rồi hạ chân
xuống, để chân góc 90 độ.

Nếu 2 bàn chân nhợt nhạt và phải mất đến vài phút mới hồng hào trở lại thì rất có thể bạn
đang gặp vấn đề tắc nghẽn mạch máu, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch; ở một người
bình thường chỉ mất khoảng 10 đến 30 giây để 2 chân hồng hào trở lại.

Kiểm tra thị lực


Dùng tay che đi con mắt bên phải và nhìn vào khung cửa lớn trong 30 giây, sau đó thực
hiện với mắt trái.
Nếu các đường khung cửa song song với nhau như thực tế thì chứng tỏ mắt bạn vẫn bình
thường, còn nếu thấy khung cửa biến dạng, méo mó thì chứng tỏ mắt bạn đã bị thoái hóa
điểm vàng.

Cơ thể mệt mỏi, Tây y khuyên bổ sung


vitamin, Đông y lại ‘bổ khí’. Lý giải thế nào?
Có thể bạn đã từng uống bổ sung vitamin và thấy có hiệu quả ít nhiều, tuy nhiên khi
bạn ngưng lại thì dường như cơn mệt mỏi tái xuất hiện và cái gốc của vấn đề vẫn
còn đó? Trong y học cổ truyền phương Đông có một phương pháp “tinh vi” hơn để
bổ sung năng lượng và cải thiện mệt mỏi, đó là bổ sung “khí” và cường kiện Tỳ vị.
Tại sao y học phương Đông cần bổ sung “khí”?
Tại sao y học phương Đông cần bổ sung “khí”? Bởi người bệnh có chứng “khí hư”, “khí” sẽ
thường xuyên không được đầy đủ. “Khí” được nói bởi y học phương Đông tương đương
với “năng lượng” được nói bởi y học phương Tây. Không đủ khí nghĩa là năng lượng không
đủ, nếu bạn không có đủ năng lượng để làm việc, bạn có thể dễ dàng cảm thấy mệt mỏi và
cần dừng lại nghỉ ngơi, do đó, biểu hiện quan trọng nhất của “sự thiếu hụt khí” chính là dễ
dàng mỏi mệt.
Đônh Y coi trọng bổ khí, là năng lượng của cơ thể.
Một số người có thể nói rằng khi năng lượng không đủ, chúng ta có thể ăn nhiều hơn là
được, cần gì phải “bổ khí” nữa? Họ không biết rằng, người bệnh khí hư, năng lượng không
đủ, vấn đề đều nằm ở chức năng của Tỳ vị, gọi là “Tỳ vị khí hư”; chính bởi vì chức năng
của Tỳ vị có vấn đề, không thể chuyển hóa đồ ăn thành năng lượng, mới làm cho năng
lượng không đầy đủ. “Bổ khí” trong Đông y, chính là tăng cường chức năng cơ bản của Tỳ
vị để Tỳ vị có thể cung cấp năng lượng như bình thường.

Tỳ vị – “trạm tiếp tế năng lượng”


Chúng ta có thể bổ sung năng lượng bằng chế độ ăn uống, thông qua sự tiêu hóa và hấp
thu ở đường tiêu hóa (tràng-vị ), sự hỗ trợ của gan, mật, tụy mà chuyển hóa thành đường
glucose, acid amin, acid béo và các chất dinh dưỡng, là nguồn năng lượng cung cấp cho
các tế bào sử dụng. Nhưng khi có bệnh về đường tiêu hóa, chức năng tiêu hóa và hấp thu
không tốt dẫn đến năng lượng cung cấp không được đầy đủ.

Đông y giảng: “Vị chủ thu nạp”, thu nạp và “ngấu nhừ” (nấu chín, làm mềm) thức ăn, tiêu
hóa thức ăn; “Tỳ chủ vận hóa”, có tác dụng đem vật chất tinh hoa của đồ ăn thức uống đi
toàn thân. “Tiểu trường phân biệt thanh trọc”, phân tách đồ ăn thức uống thành chất tinh
hoa và chất cặn bã; “Đại trường truyền tống chất cặn bã” ra ngoài cơ thể.

Tỳ vị: trạm tiếp tế năng lượng. (Ảnh: soha.vn)


“Hoàng đế nội kinh” nói: “Vị thị ngũ tạng lục phủ chi hải”, vật chất tinh hoa của ngũ tạng lục
phủ đều bắt nguồn từ Vị; “Tỳ vi Vị hành kỳ tân dịch”, Tỳ giúp Vị vận chuyển tân dịch đi toàn
thân. Do đó Đông y nói: “Tỳ vị vi hậu thiên chi bản”, Tỳ vị là gốc của hậu thiên. Tỳ vị có thể
ngấu nhừ thủy cốc, tiêu hóa đồ ăn, vận chuyển các chất dinh dưỡng, là nguồn gốc sinh
thành của khí và huyết, dinh dưỡng của ngũ tạng lục phủ, trên dưới toàn thân đều cần dựa
vào Tỳ vị.

Khi chức năng của Tỳ vị bình thường, Tỳ vị có thể tiêu hóa đồ ăn, chuyển hóa thành năng
lượng, năng lượng không ngừng được cung cấp cho cơ thể, do đó nói Tỳ vị là “trạm tiếp tế
năng lượng” của cơ thể; khi chức năng của Tỳ vị không tốt, khí hư suy, sự tiêu hóa của đồ
ăn sẽ có vấn đề, khí (năng lượng) sản sinh không đủ, do đó rất dễ mệt mỏi, còn sẽ có các
triệu chứng của Tỳ vị như: chán ăn, trướng bụng, tiêu chảy…

“Tỳ”- tên chính xác trong y học phương Đông, trở thành lỗi sai trong bản dịch tiếng
Anh thời kỳ đầu
“Tỳ” trong Đông y có phải là “lá lách” (spleen) trong Tây y không ?
Không hẳn vậy !

Chức năng của “Tỳ” theo Đông y là vận hóa thủy cốc, tiêu hóa đồ ăn, là bộ phận tiêu hóa, vị
trí ở trung ương, cùng chung màng với Vị; “lá lách” của Tây y (spleen) là tuyến bạch huyết,
vị trí ở bên trái, chức năng chủ yếu là nơi chứa các tế bào lympho, có chức năng miễn dịch.

Đã xảy ra lỗi thực tế khi phiên dịch từ spleen trong Tây y thành “Tỳ”, tạo thành rất nhiều sự
hiểu sai và phiền phức, nhưng bởi vì đã thành thói quen nên rất khó để thay đổi trở lại.

Vì sao lại có lỗi sai này? Đông y, nhất là tại Trung Quốc đã có lịch sử 5000 năm, Tây y
truyền vào Trung Quốc vào thời nhà Thanh, khoảng 200 năm trước, khi đó người phiên
dịch không phải là chuyên gia Đông y, do đó đã xuất hiện sai lầm. “Tỳ” trong Đông y nên là
“pancreas” trong Tây y, là “tuyến tụy”, là cơ quan tiêu hóa. Lý tưởng nhất thì “Tỳ” trong
Đông y bao gồm tuyến tụy (pancreas) và lá lách (spleen), bộ phận chủ yếu là tuyến tụy
(pancreas).

Tỳ vị bị thương, xuất sinh trăm bệnh


Mặc dù nói Tỳ vị là “gốc của hậu thiên”, Tỳ và Vị biểu lý với nhau, là quan hệ trong ngoài,
nhưng về chức năng và việc điều trị, Tỳ và Vị lại có chỗ khác nhau cần phân biệt rõ, “Vị chủ
thu nạp, ngấu nhừ thủy cốc, Tỳ chủ vận hóa thủy cốc”. Vị sinh bệnh, triệu chứng là nôn,
chán ăn; Tỳ sinh bệnh, triệu chứng là trướng bụng, tiêu chảy.
Ảnh: defenderauto.info
Người không có cảm giác ngon miệng, sau khi ăn không bị tiêu chảy, đây là bệnh của Vị;
bệnh Vị có thể bổ thận hỏa, tăng cường tiêu hóa. Ngược lại, người ăn được, nhưng sau ăn
lại tiêu chảy, đây là bệnh của Tỳ; bệnh Tỳ cần bổ Tỳ, bổ Tỳ cũng cần bổ thận hỏa, bởi thận
hỏa có thể sinh Tỳ khí, tăng cường tiêu hóa. Do Tỳ và Vị có quan hệ biểu lý, sẽ ảnh hưởng
lẫn nhau nên lâu dần Tỳ Vị đều có bệnh, gọi chung là bệnh Tỳ Vị.

Thời nhà Kim-Nguyên, y học gia Lý Đông Viên trong cuốn “Tỳ vị luận” đã cho rằng: “nội
thương Tỳ vị, bách bệnh do sinh”, Tỳ vị bị nội thương là nguyên do sinh ra trăm bệnh. Bởi
Tỳ vị là nguồn gốc sinh hóa khí huyết, cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan tạng phủ và
toàn thân, cho nên khi Tỳ vị thương tổn, khí huyết nuôi dưỡng cho các bộ phận của cơ thể
không đủ, các loại bệnh tật liền phát sinh.

Những phương thuốc Đông y “bổ khí”, cường kiện Tỳ vị


Khi có chứng khí hư, chúng ta cần chữa trị như thế nào? Đông y giảng: “hư thì bổ, thực thì
tả”, chứng hư thì cần dùng “bổ pháp”. Như vậy cần dùng thuốc gì để “bổ khí”? Trong cuốn
“Cảnh Nhạc toàn thư” của Trương Cảnh Nhạc đời nhà Minh có nói: “phàm khí hư giả nghi
bổ kỳ thượng, Nhân sâm, Hoàng kỳ chi thuộc thị dã”, phàm người khí hư nên bổ khí bằng
các loại như Nhân sâm, Hoàng kỳ.

Nh
ân sâm có thể lấp đầy năm cơ quan nội tạng (gan, tim, lá lách, phổi, thận). (Shutterstock)
Nhân sâm là “thánh dược bổ khí, có thể vào ngũ tạng lục phủ”, do vậy nhân sâm có thể bổ
khí cho cả ngũ tạng (Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận). Đặc biệt Nhân sâm là “linh dược cứu
người”, dùng độc một vị Nhân sâm với lượng nhiều (1, 2 lạng hoặc 4, 5 lạng), gọi là “canh
độc sâm”; thời xưa khi gặp lúc nguy cấp, người bệnh chứng khí thoát (sốc, trụy mạch) có
thể dùng nhân sâm để cứu sống. Do vậy nhân sâm được gọi là “linh dược cứu người”, vô
cùng quý giá.

Dù nhân sâm có thể dùng đơn độc, cũng chỉ là trong trường hợp cấp cứu, còn bình thường
chúng ta nên phối ngũ và sử dụng với các loại thuốc Đông y khác. Sách y cổ nói: Nhân
sâm là “thần dược định suyễn”, có thể trị khí suyễn, hiệu quả thần diệu; Nhân sâm là “tiên
dược” trị khí hư dẫn tới bụng đầy trướng. Có thể thấy công hiệu của Nhân sâm vô cùng to
lớn, nhưng cần phân rõ thể chất của người bệnh, dùng phù hợp với tình hình của bệnh.

Hoàng kỳ – Thánh dược bổ khí


Ho
àng kỳ được ví như là “thánh dược bổ khí”, vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Phế
Hoàng kỳ cũng là “thánh dược bổ khí”, vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Phế. Công dụng của Hoàng kỳ
rất nhiều, đặc biệt ở bổ khí; phối hợp Hoàng kỳ và Đương quy, gọi là “Đương quy bổ huyết
thang”, vừa bổ khí vừa bổ huyết, khí huyết lưỡng bổ. Bởi khí là vô hình, mà huyết là hữu
hình. Đông y giảng: “hữu hình không thể tốc sinh, cần phải lấy khí vô hình sinh ra”. Đương
quy là thuốc bổ huyết, hiệu quả sinh huyết từ từ; Hoàng kỳ là thuốc bổ khí, thúc đẩy tốc độ
sinh huyết; do đó dùng chung Hoàng kỳ bổ khí và Đương quy bổ huyết, tất làm “huyết đắc
khí mà huyết nhanh sinh thành”.

Bổ trung ích khí thang – Phương thuốc nổi tiếng hàng đầu về bổ khí
Bổ trung ích khí thang được ca ngợi là “phương thuốc nổi tiếng hàng đầu về bổ khí” được
sáng chế bởi một trong tứ đại y gia đời Kim-Nguyên là Lý Đông Viên.

Lý Đông Viên sở trường bổ Thổ (bổ Tỳ vị), trong tác phẩm nổi tiếng “Tỳ vị luận”, phương
thuốc Bổ trung ích khí thang mà ông sáng chế bao gồm: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đương quy,
Bạch truật, Sài hồ, Thăng ma, Trần bì, Cam thảo.
Bổ
trung ích khí thang
Vì sao nói Bổ trung ích khí thang là “phương thuốc nổi tiếng hàng đầu về bổ khí”? Bởi vì
hiệu quả vô cùng rõ rệt và nổi bật. Sử dụng đồng thời 3 loại thuốc bổ khí: Nhân sâm,
Hoàng kỳ, Bạch truật, hiệu quả bổ khí rất lớn, lại cường kiện Tỳ vị, đưa dương khí đề thăng
lên, làm thấp khí giáng hạ xuống, tránh khỏi thấp khí làm thương Tỳ. Hoàng kỳ bổ khí cùng
dùng với Đương quy bổ huyết. Phương này còn thần diệu ở chỗ dùng Sài hồ, Thăng ma,
thăng đề dương khí lên trên; Trần bì khứ thấp đàm, Cam thảo tổng hòa các vị thuốc.

Lời kết:
Bổ khí trong Đông y chính là cường kiện Tỳ vị, bởi Tỳ vị là “gốc của hậu thiên”, là nguồn
gốc sinh thành của khí và huyết, là “trạm tiếp tế năng lượng” cho cơ thể. Cường kiện Tỳ vị
giúp tiêu hóa đồ ăn, chuyển hóa thành năng lượng, năng lượng từ đó liên tục sinh ra, cung
cấp cho ngũ tạng lục phủ và toàn thân, như vậy sẽ có thể cải thiện mệt mỏi. Bổ khí trong
Đông y dùng Nhân sâm, Hoàng kỳ. Phương thuốc bổ khí hàng đầu: “Bổ trung ích khí
thang”, bổ trung ích khí, cường kiện Tỳ vị

Bí quyết giúp dân văn phòng tránh gù lưng,


đau cột sống
Những thói quen sinh hoạt sai cách hằng ngày có thể làm ảnh hưởng đến cột sống
như lưng còng, đau vẹo xương sống, gù lưng. Để đẩy lùi tình trạng gù lưng, đau cột
sống, mọi người nên điều chỉnh thói quen và thực hiện các động tác đơn giản dưới
đây.
Thay đổi tư thế
1. Chống tay vào tường khi đứng đánh răng
Khi đánh răng, bạn nên chống tay vào tường hoặc bồn rửa để giảm áp lực lên cột sống.

2. Ngồi xuống khi buộc dây giày


Hầu hết chúng ta thường cúi xuống để buộc dây, tư thế uốn cong lưng này sẽ làm tổn
thương đĩa đệm, cột sống dễ bị bào mòn. Bạn nên ngồi xuống, co chân lên mỗi khi buộc
dây giày.

3. Kê chân khi đứng để giảm áp lực cho chân


Khi đứng, áp lực lên cột sống cao hơn nhiều so với khi đi bộ. Lúc này, các đĩa đệm đốt
sống ở phần ngực nhanh chóng bào mòn, dẫn đến đau giữa hai bên vai. Bạn nên đặt một
chân lên ghế để giữ thẳng người, giảm áp lực đè lên xương sống.

4. Dùng cây lau nhà, tránh cúi gập người


Mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, chân, lưng và cánh tay sẽ bị nhức mỏi. Để ngăn ngừa việc này,
mọi người không nên lau sàn bằng tay hoặc khăn lau. Thay vào đó, hãy dùng cây lau dài
để hạn chế việc phải cúi xuống quá nhiều, gây tổn thương cột sống.

5. Không nâng vật nặng cao quá đầu


Nếu bạn cần đem một đồ vật nặng xuống từ trên cao, nên sử dụng ghế để giảm áp lực
xuống mức tối thiểu.

Thực hiện các bài tập


(Ảnh: Tri Thức Trẻ)
Bạn nên tập các động tác này thường xuyên, mỗi lúc rảnh rỗi. Người có bệnh về cột sống
thì nên tập đều đặn mỗi ngày, tối thiểu từ 1-2 lần để cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn.

5 vị thuốc từ cây chanh có tác dụng trị bệnh


rất hiệu nghiệm
Giữa cái oi nóng mùa hè, chanh dường như là loại quả được sử dụng nhiều nhất để
pha chế nước giải khát. Thực ra, theo y học cổ truyền, không chỉ quả chanh mà các
bộ phận khác của cây chanh đều có thể trở thành vị thuốc tốt.
Chanh là cây của Đông Nam Á được trồng ở hầu hết những nơi có khí hậu nhiệt đới trên
thế giới. Ở Việt Nam, cây chanh được trồng nhiều ở đồng bằng miền Trung và miền Nam
để lấy quả dùng khi vẫn còn xanh. Người ta thu hái lá quanh năm, dùng tươi hoặc phơi
trong bóng râm. Quả thu hái gần như quanh năm.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian với các phần khác nhau từ cây chanh.

1. Lá và ngọn chanh
Lá chanh có chứa tinh dầu, mùi thơm dễ chịu, vị ngọt, tính ôn có tác dụng tán phong giải
nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết can khí.

Ảnh: Infonet
Chữa cảm cúm, nhức đầu: lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu, mỗi thứ 50g; bạc
hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu sôi rồi đem xông cho ra mồ
hôi.

Chữa bí đái, đầy chướng bụng ở trẻ em: Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ

2. Rễ chanh
Rễ chanh thu hái quanh năm, rễ nhỏ dùng cả; rễ to chỉ lấy vỏ. Rễ chanh vị đắng, tính ôn, có
tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.

Chữa ho, khàn tiếng, mất tiếng


Bài 1: Rễ chanh 10g dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm
(tang bạch bì) 10g, lá trắc bá 8g, sắc với 200ml, còn 50ml, uống trong ngày.

Bài 2: Rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp
đắng 5g, phèn phi 2g. Sắc uống (có thể thêm đường cho dễ uống).

Dân gian dùng một nắm rễ chanh nấu với ba lát gừng đun nước uống có tác dụng tẩy các
chất độc trong người. Rễ chanh gừng còn có tác dụng chữa ngộ độc thực phẩm (sau khi ăn
thực phẩm bị đau bụng, tiêu chảy).

3. Nước quả chanh


Trong quả chanh, lượng nước chiếm dến khoảng 80%, chứa các axit xitric, axit malic,
sacaroza, protid, vitamin C, vitamin B1… Nước chanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu,
chống viêm, cầm máu, chữa cảm sốt, bệnh Scorbut (bệnh thiếu vitamin C).

Ảnh:
Khoevadep.vn
Chống nắng, chống nóng, giải khát: Chanh vắt lấy nước, thêm nước sôi để nguội, có thể
thêm đường hay muối vừa đủ. Trường hợp sốt nóng, viêm họng, viêm thanh phế quản,
đờm đặc, ho khan, khản giọng: Chanh bóc vỏ, bỏ hột, ướp muối khoảng 12 tiếng, ăn hay
ngậm tùy ý.

Dùng ngoài, nước chanh (1/2 thìa cà phê) hòa với bột long não 1g và rễ bạch hoa xà thiệt
thảo nghiền nhỏ 10g, dùng bôi chữa hắc lào, lở chốc.

4. Vỏ quả chanh
Vỏ chanh được cho là có tác dụng ngăn ngừa và chữa những vấn đề về tim, mụn trứng cá,
bệnh còi cọc… Nó bao gồm các enzym thiết yếu, vitamin, và khoáng chất như vitamin C,
vitamin P, canxi, kali, chất xơ, limonene, axit citric, flavonoid polyphenol và salvestrol Q40…

Ảnh: Stylenews.vn
Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Úc (CSIRO) cho rằng, một quả chanh cũng
có tác dụng phòng chống đến 50% các bệnh ung thư, và khuyên mỗi người nên tiêu thụ ít
nhất 150 g vỏ cam hoặc chanh đông lạnh mỗi tuần. Bởi trong một quả chanh có chứa đến
22 chất chống ung thư bao gồm limonene, citrus pectin, flavonol glycoside, vitamin C…

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyên không nên lạm dụng vỏ chanh quá mức, mỗi
ngày nên dùng 10-20 g. Cần ngâm rửa sạch trước khi thái và sấy khô vỏ chanh.

5. Hạt chanh
Chữa táo bón: Lấy hạt chanh vừa tách khỏi múi quả 10 – 20g ngâm ngay vào một chén
nước nóng trong vài giờ, chất nhầy bao quanh hạt sẽ nở và lan ra cho một dung dịch đặc
sánh, thêm đường uống.
Chữa ho lâu ngày: Hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1 cái,
dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.
Ảnh:
Ilirianews
Chữa ho, viêm phế quản, mất tiếng nhất là ở trẻ nhỏ: Lấy hạt chanh 10g, hoa đu đủ đực
15g, lá hẹ 15g, nước 200ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước, thêm mật ong hoặc
đường kính, uống làm 2-3 lần trong ngày. Dùng vài ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Lưu ý: Người bị loét dạ dày – tá tràng, đa toan không nên dùng nhiều chanh.

9 cách nhẹ nhàng xử lý viêm họng mà không


cần đến thuốc Tây
Viêm họng thì uống kháng sinh đã thành thói quen của nhiều người. Tuy nhiên nếu
bạn không muốn cơ thể gánh chịu những tác dụng phụ của thuốc Tây thì dưới đây là
một số bài thuốc ‘nhẹ nhàng’ mà rất hiệu nghiệm.
1. Chanh

Quả chanh rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Khi mới bị viêm họng, tốt nhất nên ngậm một vài lát chanh mỏng. Sau đó kiêng ăn mọi thứ
trong một giờ để tạo điều kiện cho tinh dầu chanh và axit citric phát huy tác dụng đến niêm
mạc cổ bị viêm.

Có thể đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Cứ 30 phút
thì súc họng một lần từ 3-5 phút, làm cho tới khi khỏi hẳn viêm họng.

2. Sáp ong
Đây là loại thuốc trị viêm họng có hiệu quả nhất ở mọi thời kỳ. Chỉ sáp ong chất lượng cao
mới có tác dụng nhanh, khi ngậm trong miệng nó làm cho lưỡi có cảm giác rát bỏng và hơi
tê. Để điều trị bệnh viêm họng, sau bữa ăn, chỉ cần nhâm nhi miếng sáp ong có kích thước
bằng ngón tay út. Mỗi ngày ăn khoảng 5 g sáp ong. Nếu đây là sáp ong thật thì bệnh viêm
họng sẽ khỏi hẳn sau 2-3 ngày ăn.
3. Mật ong

Hãy thử dùng mật ong trong điều trị viêm họng, kết quả sẽ thật thú vị! (Ảnh: Internet)

Cho 2-3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp
này theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3-5 lần/ngày, mỗi lần từ 5-7 phút.

Lưu ý: Mật ong càng tự nhiên thì công dụng càng tốt.

4. Củ cải
Mài củ cải trên bàn xát và ép lấy một cốc nước rồi cho thêm một thìa to giấm làm bằng
rượu vang hay táo. Dùng dung dịch này súc miệng cho đến khi khỏi hẳn bệnh.

5. Nhựa thông
Khi bị viêm họng, bạn có thể nhai một chút nhựa thông tươi sẽ rất tốt, chỉ sau một ngày sẽ
khỏi hẳn.
6. Tỏi

Tỏi tốt cho cả đường hô hấp và tiêu hóa (Ảnh: Internet)

Giã nhỏ 3-4 nhánh tỏi hòa với một cốc sữa nóng, hãm từ 10-15 phút, lọc lấy nước uống
trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống 2-3 cốc.

7. Hành tây và táo


Khi bị viêm họng bạn nên uống nước hành tây khô và táo ép (với tỉ lệ 1:1), cứ 2 giờ uống
một lần và một lần uống 2 thìa to.

8. Khoai tây
Súc họng mỗi ngày một vài lần bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng.

9. Nhĩ thảo
Nhĩ thảo còn gọi là cây ban, thường được dùng trong Đông y để trị ho, sâu răng, hôi miệng,
sởi… Có thể hòa 2 thìa to bột cây nhĩ thảo vào một cốc nước đun sôi rồi hãm trong bình kín
chừng 15 phút, để ở nơi thoáng mát độ 15 phút rồi chắt lấy nước súc họng từ 3-5 lần/ngày
và mỗi lần từ 5-7 phút.

13 thực phẩm chống viêm mạnh mẽ nhất


Khi cơ thể bị nhiễm trùng, viêm xảy ra và giúp bạn chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên
phản ứng viêm cũng có mặt trái của nó, như viêm khớp trong bệnh gút khiến nhiều
người sợ hãi, do đó bạn cần biết một số loại thực phẩm chống viêm.
Viêm là lá chắn báo vệ cơ thể trước nhiễm trùng và chấn thương. Mặt khác, viêm mạn tính
(viêm kéo dài) lại có thể dẫn đến tăng cân và bệnh tật. Căng thẳng, những thực phẩm gây
viêm không lành mạnh, và ít hoạt động thể chất có thể khiến nguy cơ này càng cao hơn.

Tuy vậy, có một số thực phẩm thực sự giúp bạn chống viêm.

Dưới đây là 13 thực phẩm chống viêm dựa trên các bằng chứng
khoa học.

1. Quả mọng

Các
quả mọng chứa các chống oxi hóa gọi là anthocyanin. Những hợp chất này có tác dụng chống viêm, làm
giảm nguy cơ mắc bệnh. (Ảnh: OlgaMiltsova/iStock)

Quả mọng là thuật ngữ để chỉ những trái cây nhỏ, trong thành phần thịt có chứa nhiều
nước như nho, mận, dâu tây v.v.

Quả mọng có chứa chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Các quả mọng chứa các chống
oxi hóa gọi là anthocyanin. Những hợp chất này có tác dụng chống viêm, làm giảm nguy cơ
mắc bệnh.
Cơ thể bạn sản xuất ra một loại tế bào gọi là tế bào diệt tự nhiên, đóng vai trò trong hệ
miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu phát hiện thấy đàn ông ăn quả mọng mỗi ngày sản
sinh ra nhiều tế bào diệt tự nhiên hơn, so với đàn ông không ăn hàng ngày.

Một nghiên cứu khác cho thấy đàn ông và phụ nữ thừa cân giảm nồng độ một số chất chỉ
thị viêm nhất định liên quan với bệnh tim khi ăn quả mọng.

Kết luận: quả mọng chứa các chất oxi hóa gọi là anthocyanin. Những hợp chất này có thể
làm giảm viêm, tăng cường miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

2. Cá béo


béo chứa nhiều acid béo omega-3 là EPA và DHA, vốn có tác dụng chống viêm. (Ảnh: Samira
Bouaou/Epoch Times)

Cá béo là nguồn cung cấp protein và các acid béo omega chuỗi dài , EPA, DHA rất tốt.

Dù mọi loại cá đều chứa các acid béo omega-3, tuy nhiên những loại cá dưới đây là nguồn
cung cấp tốt nhất:

 Cá hồi.
 Cá xac-đin.
 Cá trích.
 Cá thu.
 Cá trống.
EPA và DHA làm giảm viêm, một quá trình có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa, bệnh tim,
tiểu đường, bệnh thận v.v.

Khả năng chống viêm đến từ khả năng chuyển hóa các acid béo thành các hợp chất gọi là
resolvin và protectin. Trong các nghiên cứu lâm sàng, những người ăn cá hồi hoặc thực
phẩm bổ sung EPA, DHA thì có chất chỉ thị viêm là CRP giảm.

Tuy nhiên, nghiên cứu khác thì những người bị rung nhĩ khi dùng EPA và DHA hàng ngày
thì không có sự khác biệt về chất chỉ thị viêm so với người dùng giả dược.

Kết luận: Cá béo chứa nhiều acid béo omega-3 là EPA và DHA, vốn có khả năng chống
viêm.

3. Súp lơ xanh

Súp
lơ xanh là một trong những nguồn sulforaphane tốt nhất. Đây là một chất chống oxi hóa với khả năng
chống viêm mạnh mẽ. (Ảnh: Olha_Afanasieva/iStock/Thinkstock)

Súp lơ xanh rất giàu dinh dưỡng. Nó thuộc rau họ nhà cải, cùng nhóm với bắp cải, cải
bruxen, và cải xoăn.
Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều rau họ nhà cải có liên quan với giảm nguy cơ ung thư và
bệnh tim. Điều này có thể có mối liên hệ với khả năng chống viêm của các chất chống oxi
hóa trong đó.

Súp lơ xanh cũng giàu sulforaphane, một chất chống oxi hóa giúp chống viêm nhờ làm
giảm nồng độ cytokine và NF-kB.

Kết luận: Súp lơ xanh là một trong những nguồn cung sulforaphane tốt nhất – chất chống
oxi hóa với khả năng chống viêm mạnh mẽ.

4. Quả bơ


chứa nhiều hợp chất khác nhau giúp chống viêm và giảm nguy cơ ung thư.(Ảnh: tashka2000/iStock)

Quả bơ là một “siêu thực phẩm” thực sự. Chúng chứa kali, magie, chất xơ và chất béo có
lợi cho tim. Bơ cũng chứa các carotenoid và tocopherol, vốn làm giảm nguy cơ ung thư.

Bên cạnh đó, một hợp chất trong quả bơ được chứng minh là giảm viêm ở các tế bào da
trẻ.

Trong một nghiên cứu, khi ăn một lát quả bơ với hamburger, thì cho thấy nồng độ các chất
chỉ thị viêm là NF-kB và IL-6 giảm hơn so với người chỉ ăn hamburger.
Kết luận: Quả bơ chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, giúp chống viêm và có thể làm
giảm nguy cơ ung thư.

5. Trà xanh

Trà
xanh được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer, béo phì và những tình
trạng khác. (Ảnh: nyul/iStock)

Bạn có thể đã từng nghe ở đâu đó rằng trà xanh là một trong những thức uống lành mạnh
nhất. Thực vậy, trà xanh được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, bệnh
Alzheimer, béo phì và những tình trạng bệnh khác.

Nhiều lợi ích của trà xanh đến từ những đặc tính chống viêm và chống oxi hóa, đặc biệt là
nhờ một chất gọi là EGCG. EGCG ức chế viêm nhờ làm giảm sự sản xuất cytokine và giảm
tổn thương các acid béo trong tế bào.

Kết luận: Hàm lượng EGCG cao trong trà xanh làm giảm viêm và bảo vệ các tế bào khỏi
tổn thương, dẫn đến bệnh tật.
6. Ớt

Ớt
cay và ớt chuông chứa nhiều quercetin, sinapic acid, ferulic acid và các chất chống oxi hóa khác với khả
năng chống viêm mạnh mẽ. (Ảnh: Elecstasy/iStock)

Ớt cay và ớt chuông chứa vitamin C và các chất chống oxi hóa có những khả năng chống
viêm mạnh mẽ.

Ớt chuông chứa chất chống oxi hóa quercetin, đã được chứng minh là làm giảm một chất
chỉ thị tổn thương oxi hóa ở bệnh nhân bị sarcoidosis.

Ớt cay chứa acid sinapic và acid ferulic, có thể làm giảm viêm và dẫn đến sự lão hóa lành
mạnh hơn.

Kết luận: Ớt và ớt chuông chứa nhiều quercetin, sinapic acid, ferulic acid và các chất
chống oxi hóa khác với khả năng chống viêm mạnh mẽ.
7. Nấm

Nấ
m cúp trắng. (Ảnh: budgetstockphoto/iStock)

Có hàng ngàn loại nấm trên khắp thế giới, nhưng chỉ có số ít ăn được và trồng cho mục
đích thương mại.

Nấm rất ít calo, giàu vitamin B, selenium và đồng. Nấm cũng chứa lectin, hoạt chất phenol,
và các chất khác giúp chống viêm.

Tuy nhiên, một nghiên cứu phát hiện thấy nấm mất phần lớn hợp chất chống oxi hóa khi
nấu. vì vậy có lẽ tốt nhất là ăn sống hoặc sơ chế nấm.

Kết luận: Nấm chứa một vài hợp chất giúp làm giảm viêm. Ăn nấm sống hoặc chế biến sơ
qua có thể giúp bạn có được đầy đủ tiềm năng chống viêm của nấm.
8. Nho

Mộ
t vài hợp chất thực vật trong nho, bao gồm resveratrol, có thể làm giảm viêm. (Ảnh: Halfpoint/iStock)

Nho chứa anthocyanin giúp làm giảm viêm. Chúng cũng làm giảm nguy cơ mắc một số
bệnh bao gồm bệnh tim, tiểu đường, béo phì, bệnh Alzheimer và các rối loạn mắt.

Nho cũng là một trong những nguồn cung cấp resveratrol tốt nhất. Đây là một hợp chất
thực vật có nhiều lợi ích sức khỏe.
Trong một nghiên cứu, những người bị bệnh tim ăn nho hàng ngày có các chất chỉ thị gen
gây viêm giảm, bao gồm có NF-kB. Đồng thời nồng độ chất adiponectin cũng tăng, đây là
một chất tốt cho cơ thể vì nếu nồng độ chất này thấp thì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và
có liên quan với tăng cân.

Kết luận: Một số hợp chất thực vật trong nho, bao gồm cả resveratrol, có thể làm giảm
viêm. Chúng cũng làm giảm nguy cơ mắc một vài bệnh.
9. Nghệ

Ngh
ệ chứa một hợp chất chống viêm mạnh mẽ gọi là curcumin. (Ảnh: vainillaychile/iStock)

Nghệ là một gia vị phổ biến đối với người dân châu Á. Nghệ nhận được nhiều sự chú ý nhờ
chứa chất chống viêm mạnh mẽ là curcumin. Nó rất hiệu quả trong giảm viêm liên quan
đến viêm khớp, đái đường và các bệnh khác.

Khi những người mắc bệnh chuyển hóa dùng 1g curcumin mỗi ngày, nồng độ CRP (một
chất chỉ thị viêm) giảm đáng kể so với người dùng giả dược.

Tuy nhiên, khó mà nhận được đủ curcumin từ nghệ để có được tác dụng đáng kể.

Trong một nghiên cứu, phụ nữ tăng cân ăn 2.8 g nghệ mỗi ngày không cho thấy sự cải
thiện ở chất chỉ thị viêm.

Ăn ớt đen cùng với nghệ làm tăng thêm tác dụng. Ớt đen chứa piperine, làm tăng sự hấp
thu nghệ lên 2000 %.

Kết luận: Nghệ chứa hợp chất chống oxi hóa mạnh mẽ là curcumin. Ăn ớt đen cùng nghệ
làm tăng đáng kể khả năng hấp thu curcumin.
10. Dầu oliu Extra Virgin (siêu tinh
khiết)

Nhi
ều nghiên cứu đã phân tích đặc tính chống viêm của dầu oliu. (Ảnh: kone/iStock)

Dầu oliu siêu tinh khiết là một trong những chất béo lành mạnh nhất bạn có thể ăn. Loại
dầu này giàu chất béo đơn không bão hòa và là một nguyên liệu chủ yếu của chế độ ăn Địa
Trung Hải, vốn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu đã phân tích đặc tính chống viêm của dầu oliu.

Dầu oliu có liên quan với giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư não và các bệnh nghiêm
trọng khác.

Trong một nghiên cứu về chế độ ăn Địa Trung Hải, CRP và một vài chất chỉ thị viêm khác
giảm đáng kể ở những người ăn 50ml dầu oliu mỗi ngày.

Oleocanthol, một chất chống oxi hóa có trong dầu oliu, được so sánh với các thuốc chống
viêm như ibuprofen.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần nhận biết được loại dầu oliu. Lợi ích chống viêm tốt
hơn nhiều ở dầu oliu siêu tinh khiết so với dầu oliu tinh chế.
Kết luận: Dầu oliu siêu tinh khiết đem đến các lợi ích chống viêm mạnh mẽ, làm giảm nguy
cơ mắc bệnh tim, ung thư, và các bệnh nghiêm trọng khác.

11. Cocoa và socola đen

Fla
vanol trong socola đen và cocoa có thể làm giảm viêm. (Ảnh: Ridofranz/iStock)

Socola đen ngon và bổ dưỡng.

Socola đen chứa các chất chống oxi hóa giúp làm giảm viêm. Chúng cũng làm giảm nguy
cơ mắc các bệnh và giúp quá trình lão hóa lành mạnh hơn.

Flavanol làm chất làm nên đặc tính chống viêm của socola, và cũng giúp các tế bào nội mô
lót thành mạch được khỏe mạnh.

Trong một nghiên cứu, những người hút thuốc có sự cải thiện đáng kể chức năng tế bào
biểu mô chỉ 2h sau khi ăn sococola nhiều flavonol.

Tuy nhiên, cần đảm bảo chọn loại socola chứa ít nhất 70% cocoa (nhiều hơn thì càng tốt)
nhận được lợi ích chống viêm.

Kết luận: Flavanol trong socola đen và cocoa có thể giảm viêm. Chúng cũng làm giảm
nguy cơ mắc một số bệnh.
12. Cà chua


chua là nguồn cùng cấp lycopene rất tốt. Chất này làm giảm viêm, và bảo vệ bạn khỏi ung thư. (Ảnh:
OlgaMiltsova/iStock/Thinkstock)

Cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Cà chua giàu vitamin C, kali, và lycopene, một chất chống oxi hóa với đặc tính chống viêm
ấn tượng. Lycopene đặc biệt hữu ích trong giảm các hợp chất tiền viêm có liên quan với vài
loại ung thư.

Một nghiên cứu cho thấy ăn nước ép cà chua làm giảm đáng kể các chất chỉ thị viêm ở phụ
nữ thừa cân. Tuy nhiên, những chất chỉ thị này không giảm ở phụ nữ béo phì.

Một đánh giá các nghiên cứu phân tích các dạng khác nhau của lycopene, các nhà nghiên
cứu thấy cà chua và các sản phẩm từ cà chua làm giảm viêm nhiều hơn thực phẩm chức
năng bổ sung lycopene.

Cuối cùng, bạn cần lưu ý một điều thú vị rằng nấu cà chua với dầu oliu có thể làm tối ưu
hóa lượng lycopene hấp thu.

Đó là vì lycopene là chất tan trong dầu. Do đó chất này dễ được hấp thu hơn khi có chất
béo trong bữa ăn.
Kết luận: Cà chua là nguồn cung lycopene rất tốt, vốn làm giảm viêm và bảo vệ bạn khỏi
ung thư.

13. Quả anh đào

Qu
ả anh đào chua ngọt chứa các chất chống oxi hóa làm giảm viêm và nguy cơ mắc bệnh. (Ảnh:
SMarina/iStock)

Quả anh đào ngon miệng, giàu chất chống oxi hóa như anthocyamin và catechin, có tác
dụng chống viêm.

Mặc dù lợi ích sức khỏe của trái anh đào chua đã được nghiên cứu nhiều, nhưng anh đào
ngọt cũng có nhiều lợi ích.

Trong một nghiên cứu, những người ăn 280 g trái anh đào mỗi ngày trong một tháng, có
nồng độ CRP (chất chỉ thị viêm) giảm và duy trì ở nồng độ đó 28 ngày sau khi họ ăn trái
anh đào.

Kết luận: Trái anh đào ngọt và anh đào chua chứa các chất chống oxi hóa làm giảm viêm
và nguy cơ mắc bệnh.
Tuy là một phản ứng bảo vệ cơ thể, nhưng khi đáp ứng viêm quá mức hoặc viêm mạn tính
thì lại là “lợi bất cập hại.” Vì vậy lựa chọn những thực phẩm có khả năng chống viêm mạnh
mẽ cũng là một cách để có sức khỏe tốt.
5 vị thuốc từ cây chanh có tác dụng trị bệnh
rất hiệu nghiệm
Giữa cái oi nóng mùa hè, chanh dường như là loại quả được sử dụng nhiều nhất để
pha chế nước giải khát. Thực ra, theo y học cổ truyền, không chỉ quả chanh mà các
bộ phận khác của cây chanh đều có thể trở thành vị thuốc tốt.
Chanh là cây của Đông Nam Á được trồng ở hầu hết những nơi có khí hậu nhiệt đới trên
thế giới. Ở Việt Nam, cây chanh được trồng nhiều ở đồng bằng miền Trung và miền Nam
để lấy quả dùng khi vẫn còn xanh. Người ta thu hái lá quanh năm, dùng tươi hoặc phơi
trong bóng râm. Quả thu hái gần như quanh năm.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian với các phần khác nhau từ cây chanh.

1. Lá và ngọn chanh
Lá chanh có chứa tinh dầu, mùi thơm dễ chịu, vị ngọt, tính ôn có tác dụng tán phong giải
nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết can khí.

Ảnh: Infonet
Chữa cảm cúm, nhức đầu: lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu, mỗi thứ 50g; bạc
hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu sôi rồi đem xông cho ra mồ
hôi.

Chữa bí đái, đầy chướng bụng ở trẻ em: Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ

2. Rễ chanh
Rễ chanh thu hái quanh năm, rễ nhỏ dùng cả; rễ to chỉ lấy vỏ. Rễ chanh vị đắng, tính ôn, có
tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.

Chữa ho, khàn tiếng, mất tiếng


Bài 1: Rễ chanh 10g dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm
(tang bạch bì) 10g, lá trắc bá 8g, sắc với 200ml, còn 50ml, uống trong ngày.

Bài 2: Rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp
đắng 5g, phèn phi 2g. Sắc uống (có thể thêm đường cho dễ uống).

Dân gian dùng một nắm rễ chanh nấu với ba lát gừng đun nước uống có tác dụng tẩy các
chất độc trong người. Rễ chanh gừng còn có tác dụng chữa ngộ độc thực phẩm (sau khi ăn
thực phẩm bị đau bụng, tiêu chảy).

3. Nước quả chanh


Trong quả chanh, lượng nước chiếm dến khoảng 80%, chứa các axit xitric, axit malic,
sacaroza, protid, vitamin C, vitamin B1… Nước chanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu,
chống viêm, cầm máu, chữa cảm sốt, bệnh Scorbut (bệnh thiếu vitamin C).

Ảnh:
Khoevadep.vn
Chống nắng, chống nóng, giải khát: Chanh vắt lấy nước, thêm nước sôi để nguội, có thể
thêm đường hay muối vừa đủ. Trường hợp sốt nóng, viêm họng, viêm thanh phế quản,
đờm đặc, ho khan, khản giọng: Chanh bóc vỏ, bỏ hột, ướp muối khoảng 12 tiếng, ăn hay
ngậm tùy ý.

Dùng ngoài, nước chanh (1/2 thìa cà phê) hòa với bột long não 1g và rễ bạch hoa xà thiệt
thảo nghiền nhỏ 10g, dùng bôi chữa hắc lào, lở chốc.
4. Vỏ quả chanh
Vỏ chanh được cho là có tác dụng ngăn ngừa và chữa những vấn đề về tim, mụn trứng cá,
bệnh còi cọc… Nó bao gồm các enzym thiết yếu, vitamin, và khoáng chất như vitamin C,
vitamin P, canxi, kali, chất xơ, limonene, axit citric, flavonoid polyphenol và salvestrol Q40…

Ảnh: Stylenews.vn
Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Úc (CSIRO) cho rằng, một quả chanh cũng
có tác dụng phòng chống đến 50% các bệnh ung thư, và khuyên mỗi người nên tiêu thụ ít
nhất 150 g vỏ cam hoặc chanh đông lạnh mỗi tuần. Bởi trong một quả chanh có chứa đến
22 chất chống ung thư bao gồm limonene, citrus pectin, flavonol glycoside, vitamin C…

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyên không nên lạm dụng vỏ chanh quá mức, mỗi
ngày nên dùng 10-20 g. Cần ngâm rửa sạch trước khi thái và sấy khô vỏ chanh.

5. Hạt chanh
Chữa táo bón: Lấy hạt chanh vừa tách khỏi múi quả 10 – 20g ngâm ngay vào một chén
nước nóng trong vài giờ, chất nhầy bao quanh hạt sẽ nở và lan ra cho một dung dịch đặc
sánh, thêm đường uống.
Chữa ho lâu ngày: Hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1 cái,
dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.
Ảnh:
Ilirianews
Chữa ho, viêm phế quản, mất tiếng nhất là ở trẻ nhỏ: Lấy hạt chanh 10g, hoa đu đủ đực
15g, lá hẹ 15g, nước 200ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước, thêm mật ong hoặc
đường kính, uống làm 2-3 lần trong ngày. Dùng vài ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm.

6 thời điểm tuyệt đối không ‘nạp’ thêm nước


vào cơ thể
Cơ thể chúng ta có đến hơn 70% là nước, vậy nên việc cung cấp đầy đủ nước cho
cơ thể là cực kỳ quan trọng, tuy nhiên uống quá nhiều nước và uống sai thời điểm
lại thành rước họa vào thân.
Một ly nước ấm vào buổi sáng sẽ giúp thanh lọc cơ thể đồng thời cải thiện làn da của bạn.
Duy trì việc uống đủ nước hàng ngày sẽ rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, đốt cháy
calo và duy trì thân nhiệt ổn định của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số thời điểm bạn không nên
cố tình bổ sung thêm nước cho cơ thể uống quá nhiều nước cũng không hẳn tốt cho sức
khỏe. Dưới đây là 6 thời điểm bạn tuyệt đối không nên uống nước.

1. Khi cơ thể bạn đã uống quá nhiều nước


Uống quá nhiều nước sẽ làm loãng lượng muối cân bằng tự nhiên của cơ thể, khiến nồng
độ natri trong máu giảm. Uống nhiều nước liên tục có thể dẫn đến viêm mô tế bào, gây
buồn nôn, co giật, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Các cơ quan y tế thường khuyên người lớn uống 8 cốc nước nặng 8 ounce (1 ounce =
28,35 g), tương đương khoảng 2 lít nước mỗi ngày và uống rải rác trong suốt cả ngày. Đây
được gọi là quy tắc 8 × 8 rất dễ nhớ.
Kh
ông nên uống quá nhiều nước trong một ngày. (Ảnh: )
Lưu ý không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc dễ gây ngộ độc nước. Nên chia nhỏ
lượng nước trong ngày.

2. Uống nhiều nước trước bữa ăn


Nhiều người vì muốn ăn ít hơn nên thường uống 1-2 cốc nước vào trước bữa ăn. Tuy
nhiên, không nên uống qua nhiều nước trước khi ăn và trong thời gian quá dài.

Theo y học cổ truyền Ấn Độ – Ayurveda, dịch tiêu hóa trong dạ dày chịu trách nhiệm tiêu
hóa thực phẩm chúng ta ăn. Nó cũng có trách nhiệm làm cho chúng ta cảm thấy đói trước
khi ăn. Uống quá nhiều nước sẽ khiến dịch tiêu hoá loãng, dạ dày nạp được ít thức ăn hơn,
về lâu dài có thể làm giảm chức năng dạ dày gây thiếu chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không nên
uống quá nhiều nước trước bữa ăn. (Ảnh: thedailymeal.com)
3. Khi nước tiểu chuyển sang màu trong như nước lọc
Hãy nhìn màu nước tiểu để biết cơ thể đã uống đủ nước hay chưa. Khi nước tiểu có màu
vàng nhạt là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã uống đủ nước. Khi nước tiểu màu vàng đậm
nghĩa là cơ thể thiếu nước, cần uống bổ sung ngay. Nếu nước tiểu có màu trong như nước
lọc thì tuyệt đối không nên uống thêm.

4. Khi vừa tập luyện với cường độ cao


Khi tập luyện với cường độ cao, cơ thể đổ mồ hôi nhiều gây mất cân bằng điện giải. Chính
vì vậy cần phải bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết ngay. Tuy nhiên, chỉ uống nước
lọc mà không chứa một chất dinh dưỡng nào sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, dễ gây
hạ huyết áp. Khi đó, có thể thay nước lọc bằng nước dừa, nước chanh muối….nhưng nên
uống ở mức độ vừa phải.
Bổ sung
nước sau khi luyện tập đúng cách. (Ảnh: aquazania.co.za)
5. Không uống nước ngay sau khi ăn no
Các bác sĩ cho biết, thời điểm uống nước tốt nhất là 30 phút sau bữa ăn. Nếu uống nước
ngay sau khi ăn axit dạ dày sẽ bị pha loãng và giảm khả năng tiêu hóa.

Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn đi vào ruột già, không được cơ thể hấp thụ nên
gây táo bón, đầy bụng, dư axit… lâu dần có thể mắc bệnh đường ruột.

Đồng thời việc thức ăn không được tiêu hóa sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Sau ăn,
mức độ đường huyết có thể tăng nhẹ trong mức an toàn nhưng nó tăng cao khi thức ăn
không được tiêu hóa và lưu trong dạ dày lâu.
Không nên uống
nước ngay sau khi ăn. (Ảnh: PLO.VN)
Thời điểm lý tưởng để uống nước là 30 phút trước và sau bữa ăn, điều này giúp hệ tiêu
hóa hoạt động tốt hơn.

Uống một ngụm nước nhỏ trong bữa ăn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm mềm thức ăn
và phân.

6. Không uống nước trước khi đi ngủ


Khi chúng ta ngủ, não của chúng ta giải phóng ADH, loại hoóc môn chống lợi niệu, làm
chậm chức năng thận và ngăn chúng ta cảm thấy cần phải đi tiểu trong đêm.

Nếu bạn uống 2 hoặc 3 ly nước vào buổi tối, chất lỏng dư thừa ảnh hưởng lên ADH, làm
đầy bàng quang, và bạn phải thức dậy để đi vệ sinh. Sau đó, bạn sẽ khó ngủ lại

Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế uống nước sau 18 giờ.

Sự sống sẽ không có nếu không có nước! Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần
nước để hoạt động, bảo dưỡng, thải độc… Chỉ bằng một ly nước, bạn có thể phòng
và thậm chí trị được 9 loại bệnh hay gặp.
1. Bệnh tim mạch: trước khi ngủ uống một ly nước cứu mạng
Nếu tim của bạn không khỏe thì hãy tập thói quen uống một ly nước trước khi ngủ, như vậy
thì có thể phòng những căn bệnh dễ xảy ra vào sáng sớm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ
tim. Nhồi máu cơ tim là do độ đặc của máu quá cao. Khi chúng ta ngủ sâu, do mồ hôi đổ ra,
cơ thể bị mất nước, làm giảm thành phần nước trong máu, độ đặc của máu sẽ trở nên rất
cao. Thế nhưng nếu bạn uống một ly nước trước khi ngủ thì có thể giảm độ đặc của máu,
giảm nguy cơ đột phát bệnh tim mạch. Vì thế, ly nước trước khi đi ngủ là ly nước cứu mạng
đấy.
2. Tàn nhang: một ly nước lọc mát vào sáng sớm

Có rất nhiều người nghe nói về việc uống một ly nước vào sáng sớm có lợi cho cơ thể. Có
người uống nước muối, có người lại uống nước mật ong, còn có người uống nước chanh
để làm đẹp. Rốt cuộc uống nước nào là tốt nhất? Sau một quá trình trao đổi chất, những
chất thừa thãi trong cơ thể cần một thứ tác động mạnh từ bên ngoài để bài tiết ra, nước lọc
tinh khiết không có bất kì thành phần đường hay chất dinh dưỡng vào là tốt nhất. Nếu là
nước đường hoặc nước có chất dinh dưỡng thì sẽ cần thời gian để chuyển hóa trong cơ
thể, không thể đạt được tác dụng rửa sạch cơ thể nhanh chóng được. Vì vậy, uống một ly
nước lọc vào sáng sớm là liệu pháp thải độc kỳ diệu.

3. Cảm lạnh: phải uống nhiều nước hơn bình thường


Mỗi khi bị cảm thì đều sẽ nghe bác sĩ dặn dò: “Uống nhiều nước nhé!” Câu nói này là cách
chữa tốt nhất đối với người bị bệnh cảm. Bởi vì khi sốt, cơ thể sẽ tự hạ nhiệt độ khi khởi
động phản ứng tự bảo vệ, lúc này bạn sẽ có những biểu hiện trao đổi chất nhanh hơn như
đổ mồ hôi, thở gấp, tăng bốc hơi nước trên da, đây là lúc cần bổ sung nhiều nước, cơ thể
bạn cũng sẽ có biểu hiện khát. Uống nhiều nước không chỉ đẩy nhanh bài tiết và đổ mồ hôi
mà còn có lợi trong việc điều tiết thân nhiệt, nhanh chóng đẩy vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ
thể.

4. Đau dạ dày: Uống cháo “nước bảo dưỡng”


Những người bị bệnh dạ dày hoặc cảm thấy dạ dày khó chịu thì có thể áp dụng cách uống
cháo “nước bảo dưỡng”. Nhiệt độ của cháo phải hơn 60 độ C, nhiệt độ này sẽ sinh ra tác
dụng hồ hóa, cháo nóng khi nuốt xuống bụng sẽ rất dễ tiêu hóa, phù hợp với những người
bị khó chịu dạ dày. Trong cháo có chứa nhiều nước còn có thể có tác dụng nhuận trường,
làm sạch những chất có hại trong dạ dày và hỗ trợ bài tiết chúng ra ngoài cơ thể.
5. Táo bón: uống thật nhiều thật nhiều nước

Thường có hai nguyên nhân dẫn đến táo bón: một là trong cơ thể có chất thải bị thiếu
nước, hai là ruột không có sức bài tiết. Đối với lý do đầu tiên, cần phải tìm ra nguyên nhân
bệnh, thường ngày uống nhiều nước. Đối với nguyên nhân thứ 2, cần uống thật nhiều thật
nhiều nước, nuốt nhanh hơn một chút, như vậy nước sẽ có thể nhanh chóng đến ruột, kích
thích nhu động ruột, đẩy nhanh bài tiết. Hãy nhớ là đừng uống chậm, như vậy thì tốc độ
nước chậm, nước rất dễ bị hấp thu vào dạ dày và gây đi tiểu.

6. Buồn nôn: uống nước muối để nôn ra


Vấn đề cảm thấy buồn nôn rất phức tạp. Có khi là do phản ứng tự bảo vệ khi ăn thức ăn
không hợp, nếu gặp phải trường hợp này, đừng sợ nôn ra, bởi vì khi nôn những thứ không
tốt ra có thể khiến cơ thể thoải mái hơn rất nhiều. Nếu cảm thấy rất buồn nôn, có thể dùng
nước muối để nôn ra, chuẩn bị một ly nước muối loãng để bên cạnh, uống một ngụm lớn
để nôn những thứ không tốt ra. Sau khi nôn hết ra, bạn có thể dùng nước muối để súc
miệng, có tác dụng tiêu viêm. Ngoài ra, để chống mất nước sau khi bị nôn, nước muối
loãng cũng là loại nước bổ sung rất tốt, có thể giúp người bệnh khỏe hơn.

7. Béo phì: Uống nước sau khi ăn nửa giờ đồng hồ


Có một số người nghĩ thế này, không uống nước có thể giảm cân. Các chuyên gia y học
ngày nay có thể nói rõ ràng với bạn rằng: đó là cách làm sai. Nếu không uống đủ nước thì
chất béo trong cơ thể không thể trao đổi, cân nặng sẽ tăng lên. Rất nhiều phản ứng hóa
học trong cơ thể đều là do nước làm chất dẫn. Chức năng tiêu hóa và nội tiết của cơ thể
đều cần nước, những chất độc trong quá trình chuyển hóa cần nước để thải ra ngoài, uống
nước vừa phải có thể tránh được việc chức năng dạ dày bị rối loạn. Nửa giờ đồng hồ sau
khi ăn, bạn có thể uống nước để tăng chức năng tiêu hóa của cơ thể, giúp bạn duy trì cân
nặng.

8. Mất ngủ: Uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ

Nước ấm giúp bạn


nhủ ngon (Ảnh: Internet)
Trạng thái đi vào giấc ngủ sâu là khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Và môi trường ấm áp là
rất cần cho giấc ngủ. Uống một chút nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp thanh lọc cơ thể, thư
giãn thần kinh. Thêm vào đó, uống nước ấm vào buổi tối còn làm giảm cảm giác thèm ăn
lúc nửa đêm và giúp tinh thần sảng khoái vào buổi sáng hôm sau.

9. Buồn bực: uống nhiều nước


Giữa trạng thái tinh thần với chức năng sinh lý, có một chất là sợi dây liên kết giữa hai điều
này, đó chính là kích thích tố. Nói một cách đơn giản, kích thích tố cũng chia thành hai loại:
một là sinh ra cảm giác vui sướng, loại còn lại sinh ra cảm giác đau đớn. Chất endorphin
mà não tạo ra được gọi là “hooc-môn vui sướng”, còn gonadotropin ở thận được gọi là
“hooc-môn đau đớn”. Khi một người cảm thấy buồn bực khổ sở, gonadotropin ở thận sẽ
tăng lên, nhưng nó cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể như những chất độc khác, một
trong những cách để làm điều này là uống nhiều nước. Nếu như lao động cần nhiều thể lực
thì chất gonadotropin ở thận sẽ thải ra ngoài theo mồ hôi. Hoặc khi bạn khóc to,
gonadotropin sẽ thải ra ngoài theo nước mắt.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy đâu đó nói về khả năng phục hồi sức khỏe kỳ diệu
nhờ khí công và thiền định, có nhiều người mắc trọng bệnh tưởng phải sớm ra đi
nhưng rồi lại bất ngờ tái sinh một cách thần kỳ? Đó chỉ là ngẫu nhiên, là mê tín hay
là khoa học? Chuyên mục Sức khỏe của Đại Kỷ Nguyên sẽ giúp bạn giải mã ẩn đố
này cùng với những câu chuyện “người thực, việc thực” và các nghiên cứu khoa
học mới nhất.
Khi có vấn đề sức khỏe, phản xạ thông thường của người ta là tìm đến bác sỹ, đến bệnh
viện thăm khám kiểm tra. Tất cả niềm tin và hy vọng được người bệnh đặt trọn vào trong
tay các chuyên gia y tế – bác sỹ, không chút đắn đo mặc cả giá tiền cao thấp. Bởi vì bác sỹ
biết cách chữa bệnh, có thuốc, biết cách dùng máy móc, phân tích xét nghiệm chẩn đoán,
v.v… Tuy nhiên, cho dù khoa học hiện đại phát triển đến cỡ nào thì vẫn luôn có những
bệnh không đặt được tên, tìm không ra cách chữa. Bác sỹ cũng vậy, cũng đều có giới hạn,
rất nhiều khi chữa được bệnh cho người còn bệnh của mình thì vẫn treo nguyên đó.

Câu chuyện của 3 vị Bác sỹ dưới đây cho bạn thấy phần nào sự bất lực của y học hiện đại.
Đông Tây y không hẳn là giải pháp duy nhất, mà thực tế còn có những phương pháp vi
diệu hơn giúp con người vượt qua nỗi tuyệt vọng bệnh – tử.

Chuyên gia tim mạch lên bàn mổ vì tim


Đó là câu chuyện của Tiến sỹ, Bác sỹ Lê Thị Thanh Thái, nguyên Trưởng khoa Tim Mạch
của bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) – bệnh viện lớn nhất của Việt Nam. BS. Thanh Thái
cũng là thành viên sáng lập Hội tim mạch Việt Nam, là thành viên Hiệp hội tim mạch Châu
Á Thái Bình Dương.

Trận sốt thấp khớp chí tử năm 10 tuổi đã khiến cho BS. Thanh Thái gặp rắc rối lớn: Biến
chứng hở van 2 lá, hẹp van động mạch chủ. Vì vậy cô đã nung nấu chí theo đuổi ngành Y,
chuyên sâu vào khoa Tim mạch với mong mỏi sau này có thể chữa được bệnh tim cho
mình và cho người. Cô luôn học xuất sắc, đã tham gia chiến trường để cứu các thương
binh. Sau đó cô được cử đi học và đào tạo chuyên sâu tại Đức. Gần 50 năm gắn bó với
nghề nghiệp, BS. Thanh Thái đã tham gia đào tạo rất nhiều các tiến sỹ, thạc sỹ ngành tim.
Cô cũng viết nhiều bài báo khoa học về chuyên môn…
TS. BS. Thanh Thái – chuyên gia về tim mạch đã hồi sinh một cách kỳ diệu nhờ tập luyện khí
công. (Ảnh: ĐKN)
Căn bệnh tim của BS. Thanh Thái vẫn âm thầm đi theo chiều xấu và cô luôn biết điều đó.
Cho đến một dịp của năm 2014, khi đã nghỉ hưu, sau 3 hôm dầm mưa đi khám bệnh về,
BS. Thanh Thái sốt đùng đùng, phải nhập viện. Đến lúc này, các đồng nghiệp, học trò tại
Bệnh viện Chợ Rẫy và gia đình mới ngỡ ngàng khi biết tình trạng bệnh của bà: Suy tim
nặng độ 4, hở van 2 lá, hẹp động mạch chủ… Nhiều học trò rơi nước mắt hỏi: “Cô có
biết là bệnh cô nặng lắm không?”. TS.BS Lê Thị Thanh Thái chỉ điềm tĩnh trả lời: “Cô biết”.
Nhìn những kết quả xét nghiệm, và những cơn suy tim nặng xuất hiện thường xuyên hơn,
TS.BS Lê Thị Thanh Thái biết rằng mình không tránh khỏi ca phẫu thuật tim định mệnh. Lần
này, là bệnh nhân trên bàn mổ, bà chỉ còn biết phó mặc cho số phận. BS. Thanh Thái,
người dạn dày kinh nghiệm chuyên môn đã quyết định chọn một bệnh viện nước ngoài để
mổ tim.

Theo lời cô miêu tả, người ta mổ và đan lát cả lồng ngực của cô với đủ thứ dây nhợ chuyên
dụng, làm cô chợt nghĩ tới cây kèn Saxophone của mình định tháo ra để tra dầu mỡ. Nhìn
thấy cái khớp này làm chuyển động khớp khác, chằng chịt, lằng nhằng thật rối mắt… Tình
trạng bệnh của TS.BS Lê Thị Thanh Thái sau phẫu thuật diễn tiến xấu. Bà sốt liên tục 3
tháng trời do cơ thể phản ứng lại van tim được cấy ghép. Hằng ngày bà phải uống cả vốc
thuốc với đủ các loại. Những mối khâu bằng chỉ kim loại cũng gây dị ứng ở lồng ngực khiến
vùng ngực bà căng tức, vết sẹo lồi lớn. BS. Thái dường như chờ đợi thời khác cuối cùng,
cái chết đang đến rất gần…
Con người thật mỏng manh trước sinh tử… (Ảnh minh họa: vanmau)
May mắn thay, giữa lúc đã buông tay chẳng còn gì để mất, một người bạn thân cũng là bác
sỹ khích lệ BS. Thái đã thử tìm hiểu tập luyện khí công. Chẳng mất gì để thử… Và rồi điều
kỳ diệu đã xảy ra, căn bệnh tim không cánh mà bay biến nhanh chóng. Cô thậm chí không
còn cần phải dùng bất cứ một loại thuốc nào, ngay cả là thuốc chống đông – điều không
thể tin với bất cứ ai hiểu về y học hiện đại.

Giờ đây BS Thái đã trở thành một người khác hẳn, tràn trề sức sống… Cô có thể đi lại lên
lầu ba, lầu bốn rất dễ dàng, thức khuya dậy sớm, ngồi trên máy bay đi nửa vòng trái đất mà
không hề mệt mỏi, đây là điều không tưởng đối với người mắc bệnh tim. Cô hiện vẫn đang
tiếp tục công tác tại khoa tim mạch bệnh viện An Sinh (TP.HCM).

Câu chuyện kỳ diệu và cảm động của BS. Thái đã được báo Khoa học & Đời sống đưa tin
trong số ra ngày 15/7 năm 2016, tạo cảm hứng cho nhiều người hơn nữa tìm hiểu về khí
công và bước vào tập luyện để nâng cao sức khỏe.

Chuyện không thể tin: Một “thần thoại Hy lạp” đã trở về


Mối “duyên” đến với khí công của BS. Nguyễn Công Hoan (BV Hữu Nghị) và người anh em
họ – TS. BS. Nguyễn Sỹ Hóa (nguyên Phó giám đốc BV Da Liễu Trung Ương), cũng rất kỳ
diệu.

Cả hai đều là bác sỹ được đào tạo rất công phu nhờ những vị thầy nổi danh nhất thời đó,
đã hợp tác giao lưu với các chuyên gia y học hàng đầu của trên dưới 20 nước trên thế giới,
có kinh nghiệm khám chữa cho hàng nghìn bệnh nhân… Nghề bác sỹ, chứng kiến nhiều
cảnh éo le sinh tử… nhưng không ai nghĩ rằng một ngày kia căn bệnh hiểm nghèo lại đến
với chính mình, và cơ hội chữa lành gần với số 0.

BS. Nguyễn Công Hoan vượt qua căn bệnh ung thư phổi như một kỳ tích (Ảnh: ĐKN)
BS. Nguyễn Công Hoan bị chẩn đoán mắc trọng bệnh vào cuối năm 2016. Kết quả khám tại
các bệnh viện trong và ngoài nước là như nhau: Ung thư phổi. Chữa bệnh được cho
người thì là bác sỹ, có vấn đề cần đi chữa thì là bệnh nhân. BS. Hoan vốn là vai bác sỹ, giờ
đây là bệnh nhân, khăn gói vào BV Hữu Nghị để điều trị ung thư phổi.
“Liệu trình điều trị thật khủng khiếp. Sau 6 lần truyền hoá chất, người tôi giống như mất hồn
vậy” – BS Hoan nói. “Mỗi đợt từ 7 đến 10 ngày mà bệnh vẫn rề rề, người rất yếu nhược, cứ
đến hẹn lại vào viện như cái vòng luẩn quẩn. Hy vọng lành bệnh ít hơn cả mong manh”.
Khi đang vật vã điều trị ở bệnh viện, BS. Hoan nhận được cuộc gọi từ Quân khu 4 của
người cháu là Thiếu tá Quân đội, cũng mắc bệnh thuộc diện “Đông Tây y chữa không khỏi”
nhưng nhờ tập luyện khí công mà nay đã 10 phần thuyên giảm 9, có bệnh thì biến mất
không dấu vết. Người cháu nói: “Cậu chữa không khỏi được đâu”, và khuyên cậu hãy tập
khí công xem.
Y học hiện đại phát triển như vũ bão nhưng danh sách bệnh nan y không thể chữa vẫn còn dài
(Ảnh minh họa: academic)
BS. Hoan tự nhủ: “Quả thật, bệnh ung thư phổi thế này các chuyên gia trên thế giới còn
chịu bó tay nữa chứ không chỉ ở Việt Nam. Cái đó mọi người đều biết”.
Vậy là ông bước vào tu luyện khí công. Môn tập nhanh chóng thay đổi ông từ trong ra
ngoài, sức khỏe nhanh chóng trở lại, tinh thần thoải mái.

Trước đó ông đã truyền 6 đợt hoá chất, sau mỗi đợt truyền đều kiểm tra lại kỹ lưỡng. Kết
quả không những không tiến triển mà các chỉ số còn bất ổn hơn. Từ khi quyết tâm tu luyện
khí công, ông đã dừng lại tất cả các điều trị y tế khác. Sau vài tháng BS. Hoan đi kiểm tra
lại, chụp cắt lớp CT, làm các xét nghiệm thì thật kinh ngạc: Bệnh tình đã hoàn toàn biến
mất.
Sau chuyến đó ông trở về thăm quê. Ai cũng tưởng ông sẽ “tạch” vì bệnh, mà nay da thịt
hồng hào đầy đủ cả, hiện diện trước mọi người. Người anh rể cũng là một bác sỹ, vô cùng
kinh ngạc, đích thân “khám” người em rồi thốt lên: “Ô, một Thần thoại của Hy Lạp đã về
đây, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây…”.
Mặc dù đã làm trong ngành Y nhiều năm, nhưng BS. Hoan chưa chứng kiến sự thần kỳ
nào như vậy – đúng là một thần tích trong Y học.

Duyên kép trong nhà, người anh em họ TS. BS. Nguyễn Sỹ Hoá – Nguyên Phó viện
trưởng Viện da liễu Quốc gia, Giám đốc khu điều trị Phong, Quỳnh Lập cũng nhờ khí công
mà vượt qua được bệnh ung thư gan.
BS Hóa (trái) vẫn ngày ngày khám chữa cho bệnh nhân.
TS. BS. Hóa cũng là một bác sỹ có thâm niên trong ngành, là chuyên gia nhiều kinh nghiệm
điều trị các bệnh về da liễu. Rồi đến lúc chính ông cũng mắc trọng bệnh: Viêm gan B, xơ
gan có nước. BS. Hóa từng thổ lộ: “Mình là bác sĩ chữa cho bao người mà chết vì ung thư
gan thì… “nhục quᔓ.
Giống như người anh của mình lúc đầu, BS. Hóa đã tích cực theo điều trị theo Tây y truyền
thống, bỏ rượu, không bia, rồi uống thuốc diệt virus… nhưng khi xét nghiệm thấy bệnh vẫn
còn nguyên. Mà uống thuốc diệt virus thì mỗi lọ là bảy đến tám trăm nghìn rất tốn kém. Dù
dùng thuốc đắt tiền nhưng bệnh không hề thuyên giảm.

Và cũng may mắn giống như người anh, từ khi tu luyện khí công, thân thể ông đã hoàn
toàn thay đổi. Xét nghiệm khám lại cho thấy kết quả âm tính, virus cũng âm tính, gan hoàn
toàn bình thường. Giờ đây BS. Hóa lại tiếp tục công việc cứu người, tuổi đã khá cao nhưng
đôi tay không hề run khi mổ, vẫn tiếp tục sáng tác thơ ca đề tặng người hữu duyên.

Người thực việc thực không hiếm


Nhiều người tỏ ra nghi ngờ hiệu quả trị bệnh khỏe người của khí công, nhất là những
người làm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong ngành y nhưng câu chuyện của các bác
sỹ Thái, bác sỹ Hoan, bác sỹ Hóa… là những bằng chứng sống thiết thực nhất. Đây cũng
chỉ là ví dụ trong hàng ngàn, thậm chí nhiều hơn nữa những trường hợp thu được lợi ích
sức khỏe to lớn nhờ khí công mà chúng tôi có thể gặp trong quá trình tìm hiểu thông tin cho
loạt bài viết này.

Một nghiên cứu công bố năm 2016 trên Tạp chí U bướu Lâm sàng của Hiệp hội U bướu
Lâm sàng Mỹ, cho thấy: Bệnh nhân mắc phải các loại ung thư ở giai đoạn cuối đã khỏi
hoàn toàn chỉ sau 3,6 tháng tập luyện khí công. Trong số các trường hợp nghiên cứu đề
cập đến, có ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư máu, ung thư thực quản, tụy/mật,
trực tràng… Trước khi tập luyện khí công, nhiều bệnh nhân đã được điều trị với các
phương pháp thông thường như hóa trị, xạ trị… nhưng không thu được kết quả đáng kể,
đa phần đã buông tay chờ chết. Tuy nhiên, nhờ tập khí công, thay vì chỉ sống được hơn 5
tháng theo tiên lượng của các bác sỹ, họ đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại và sau 5 năm vẫn
sống bình thường.

Nhà sư Phật giáo Phakyab Rinpoche (Ảnh: qua phakyabrinpoche)


Mọi người có thể đã nghe nói đến trường hợp của nhà sư Tây Tạng Phakyab Rinpoche.
Ông đã tự trị khỏi bệnh hoại tử nhờ thiền định mỗi ngày thay vì phải cưa chân theo tư vấn
bác sỹ, điều kỳ diệu mà y học Đông Tây không thể nào làm nổi.

Nhà sư Phật giáo Tây tạng Phakyab Rinpoche di cư sang Mỹ từ năm 2003 khi 37 tuổi. Ông
lúc đó bị tiểu đường và bệnh Paget xương. Bệnh tình của ông ngày càng nặng đến nỗi
chân phải đã bị hoại tử. Khi nhập viện điều trị, ông được 3 bác sỹ khác nhau tư vấn rằng họ
sẽ phải cưa chân của ông để cứu tính mạng.

Rinpoche đã quyết tâm tăng cường thiền định sau khi tham vấn ý kiến của Đạt-Lai-Lạt-ma.
Điều duy nhất ông theo đuổi là thiền định. Buổi sáng, ông dậy sớm và thiền. Ban đầu, bệnh
trở nặng thêm với màu da chân trở nên xám xịt, chỗ loét lan rộng và sưng phồng rất đau
đớn. Ông nhớ lại mùi hoại tử thật kinh khủng, nhưng tự bản thân lại cảm thấy có gì đó tốt
hơn hẳn. Rồi dần dần các vết loét tự hàn gắn, mọi thứ tốt đẹp hơn. Không chỉ các vết hoại
tử biến mất mà toàn chân của ông trở về ban đầu khi chưa bị bệnh. Sau 10 tháng ông đã đi
lại bình thường, không cần nạng. Một năm sau ông có thể thoải mái vận động như chưa
từng bị hoại tử.

Các bác sỹ vẫn đang nghiên cứu vì sao Rinpoche có thể tự trị khỏi bệnh nan y chỉ bằng
thiền định, hay bệnh tự dưng khỏi, vốn là điều rất hiếm hoi theo quan điểm y học hiện đại.
Tuy nhiên đối với những người đã tự thân trải nghiệm với khí công, thiền định thì chỉ cần
bạn thay đổi cách tiếp cận vấn đề một chút là mọi chuyện trở nên dễ lý giải hơn nhiều.

Đối với những người đã tự thân trải nghiệm với khí công, thiền định thì chỉ cần bạn thay đổi
cách tiếp cận vấn đề một chút là mọi chuyện trở nên dễ lý giải hơn nhiều. (Ảnh:
falungongnsw.org)
Vậy bản chất khí công là gì, chữa lành cho cơ thể như thế nào? Có gì khác biệt giữa khí
công, thiền định với thể dục?… Chúng tôi sẽ lần lượt cùng bạn trả lời những câu hỏi này
trong bài tiếp theo.
Quan sát thói quen của Bác sỹ giúp chúng ta
học được nhiều hơn cách bảo vệ sức khỏe
Ngồi ghế sofa, uống cà phê, tẩy trắng da… đều là những thói quen thường ngày của
chúng ta. Câu hỏi đặt ra là: Liệu những thói quen này có hại gì cho sức khỏe? Hãy
xem các bác sỹ chuyên khoa nói gì?
Bác sỹ Tai mũi họng: Khi xe đi với tốc độ nhanh, không mở cửa kính
Bác sỹ Vương Kiến Minh, khoa Tai mũi họng, bệnh viện trực thuộc 1 đại học y khoa Sơn
Tây: Khi lái xe với tốc độ cao, tiếng ồn bên ngoài tuy là không thể trong thời gian ngắn dẫn
tới chướng ngại mất thính lực, thời gian lâu thì có thể sản sinh ảnh hưởng đối với thính lực.
Do đó, khi lái xe tốc độ trên 85km/h, tốt nhất đóng kín mui xe và cửa kính, trên đường đi tốt
nhất không nên nghe FM hoặc MP3.

Ngoài ra, mỗi lần đeo tai nghe nghe nhạc không nên vượt quá 1h đồng hồ, nên rút tai nghe
ra để tai nghỉ ngơi thích đáng. Thời gian dài nơi mình sinh sống, công việc nếu có tiếng ồn,
tốt nhất đeo tai nghe, có thể giảm đi 30db tiếng ồn.

Bác sỹ khoa Xương khớp không ngồi sofa


Bác sỹ Hứa Siêu, khoa Xương khớp bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Ghế quá mềm,
như sofa, người ngồi lên đó, đốt sống lưng thiếu đi sự hỗ trợ đầy đủ, không có lợi cho đốt
sống lưng và cột sống giữ được cấu trúc sinh lý. Do đó, trong nhà tuy là có sofa, nhưng
không bao giờ ngồi lâu, mà là ngồi trên ghế cứng một chút.
Ng
ồi ghế sofa nhiều không có lợi cho xương. (Ảnh: La Opinión)
Bác sỹ khoa Gan mật không ăn bơ đậu phộng
Bác sỹ Thi Duy Quần, khoa Gan mật, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Không bao giờ
ăn bơ đậu phộng, lạc luộc; dầu mè, dầu mầm bắp cũng không ăn.

Bởi vì lạc rang có bị nấm mốc hay không, dễ dàng phán đoán; Mà lạc luộc, hạt hỏng hạt bị
nấm mốc lẫn lộn vào nhau, không chỉ khó phán đoán, Aflatoxin do lạc bị nấm mốc sinh ra
còn có thể khuếch tán. Aflatoxin sau khi xâm nhập vào cơ thể, có thể tạo thành ảnh hưởng
đối với tạng gan, tăng thêm nguy cơ mắc ung thư gan.

Bác sỹ khoa Tiêu hóa không uống trà đặc, rất ít uống cà phê
Bác sỹ Trần Hưng Linh, khoa Tiêu hóa nội, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Cà phê và
trà đặc, dễ dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản. Acid dạ dày vốn có tính ăn mòn, nếu mà
thường xuyên trào ngược, có thể tạo thành kích thích đối với thực quản, họng, có nghiên
cứu chứng minh, chứng trào ngược thực quản cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
tới ung thư thực quản.

Nước đun sôi là thức uống tốt nhất, nếu sợ không có vị, có thể uống chút nước trà loãng,
trà xanh, hồng trà, hoa trà đều rất tốt.
Uố
ng cà phê đặc dễ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. (Ảnh: The Daily Banter)
Bác sỹ khoa Nhi: Không cho trẻ dưới 3 tháng ăn cháo
Bác sỹ Trương Ân Tiệp, khoa Nhi, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Trẻ dưới 3 tháng
tuổi, Amylase (enzym tiêu hóa tinh bột) tiết ra rất ít, nếu ăn cháo, dễ dẫn tới tiêu hóa không
tốt.

Bác sỹ khoa Phụ sản: Không dùng khăn tắm khách sạn
Bác sỹ Thịnh Thiểu Cầm, khoa Phụ sản, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Khi đi công
tác hoặc du lịch, không nên sử dụng khăn tắm mà khách sạn cung cấp. Nếu những vật
dụng công cộng này khử trùng không đạt chất lượng, hoặc trên thân thể có vết thương, từ
đó có khả năng nhiễm một số bệnh.

Ở nơi công cộng, có thể cố gắng chọn toilet ngồi xổm chứ không dùng toilet ngồi bệt.

Bác sỹ khoa Da liễu: Không tẩy da chết, không dùng sản phẩm làm trắng
Bác sỹ Trần Tích Tố, khoa Da liễu, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang:

Tẩy da chết thật sự không cần thiết. Da có hệ thống bảo vệ tự nhiên, tẩy da chết có thể phá
hoại bộ hệ thống này, hại nhiều hơn lợi.

Không dùng sản phẩm làm trắng. Một số sản phẩm tuyên xưng có hiệu quả làm trắng như:
sữa rửa mặt, kem dưỡng… rất có khả năng đã thêm chất huỳnh quang, dễ dẫn tới dị ứng.
Phương pháp làm trắng của bác sỹ da liễu chính là: Ra khỏi nhà đeo kính râm, mũ nón,
hoặc ô che nắng, như vậy hiệu quả tránh nắng càng an toàn hơn!

Tẩ
y trắng có thể pá vỡ hệ thống bảo vệ tự nhiên của da. (Ảnh: Medz)
Bác sỹ Nha khoa: Không ăn thức ăn quá chua
Bác sỹ Nghiêm Hồng Hải, khoa Răng miệng, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang:

Tuyệt đối không dùng răng mở nắp bia, cũng không nên trực tiếp dùng răng cắn vật cứng
hay quả cứng như hạch đào, óc chó…

Không uống đồ uống có ga, cũng không ăn thức ăn quá chua, bàn chải sử dụng không nên
quá 3 tháng là phải thay mới.

Tập thói quen súc miệng sau khi ăn, nên dùng chỉ nha khoa, lựa chọn bàn chải lông mềm.

Bác sỹ khoa Mắt: Ra khỏi nhà đeo kính râm


Bác sỹ Du Bình Bình, khoa Mắt, bệnh viện Tân Hoa, tỉnh Chiết Giang: Trời nắng đi ra ngoài
không thể để mắt trần không đeo gì. Tia tử ngoại trong nắng có thể tạo thành tổn thương
đối với kết mạc, giác mạc, thấu kính, thủy tinh thể, võng mạc…

Ngoài ra, tia cực tím và bệnh đục thủy tinh thể cũng có quan hệ nhất định, ra khỏi nhà đeo
chiếc kính râm, có thể phòng ngừa bệnh biến đáy mắt, cũng có thể trì hoãn đục thể tinh thể
phát sinh.

y đeo kính dâm khi ra khỏi nhà để bảo vệ mắt. (Ảnh: kinhmatviethan.com)
Bác sỹ khoa nội Tim mạch: Sau khi cảm mạo không vận động mạnh
Bác sỹ Cận Lập Quân, khoa nội Tim mạch, bệnh viện Nhân Dân tỉnh Quảng Đông: Khi bị
cảm mạo nhẹ có thể vận động vừa phải, nhưng chỉ có thể tiến hành vận động nhẹ nhàng,
không được vận động mạnh.

Sau khi cảm mạo, tốc độ chuyển hóa trao đổi chất của cơ thể tăng nhanh, nếu lại lao vào
vận động mạnh, thì có thể làm nhiệt lượng trong cơ thể gia tăng, chuyển hóa càng nhanh
hơn, năng lượng tiêu hao quá nhiều.

Đồng thời, sau khi cảm mao sức đề kháng của cơ thể giảm đáng kể, virus cúm càng dễ
thừa cơ xâm nhập, nếu mà xâm phạm cơ tim, thì có thể thêm gánh nặng cho cơ quan tạng
tim phổi, dễ dẫn tới viêm cơ tim cấp tính, chức năng tim phổi không tốt, thậm chí dẫn tới đột
tử do tim. Có không ít người do sau khi cảm mạo vận động quá mạnh dẫn tới viêm cơ tim.

You might also like