You are on page 1of 17

AMAZON

Amazon được thành lập vào năm 1994 tại New York và cha đẻ của nó chính là Jeff Bezos, ông
đã đưa Amazon lên một tầm cao mới trở thành thương hiệu về thương mại điện tử đứng đầu trên
thế giới. Công ty này ban đầu được đặt tên là Cadabra, Inc, nhưng tên này đã được thay đổi khi
người ta phát hiện ra rằng đôi khi mọi người nghe tên là “Cadaver” (“tử thi”). Tên gọi
Amazon.com được chọn vì sông Amazon là con sông lớn nhất trên thế giới, và vì vậy tên gợi lên
quy mô lớn, và cũng một phần vì nó bắt đầu bằng ‘A’ và do đó sẽ hiện lên gần đầu danh sách

Công ty này khởi đầu bằng dịch vụ bán sách trực tuyến nhưng đã nhanh chóng đa dạng hoá các
lĩnh vực của mình sang tất cả các mảng khác như đồ gia dụng, đồ nội thất, điện tử, đồ công nghệ,
đồ chơi, thực phẩm… Với những chiến lược kinh doanh đúng đắn thì sau 21 năm, Amazon đã
thu về khối tài sản 136 tỷ USD từ việc kinh doanh. Thương vụ gần đây nhất là mua lại Whole
Foods và một doanh nghiệp điện toán đám mây hàng đầu được biết đến với sản phẩm loa thông
minh Echo. Amazon đã đi một đoạn đường dài từ xuất phát điểm là một hiệu sách trực tuyến.
Với những chiến lược đúng đắn và tập trung vào yếu tố sáng tạo, hơn thế nữa, khung “xương
sống” của Amazon là tập trung vào phát triển định hướng cá nhân để cho ra những sản phẩm và
ý tưởng hay nhất. Những yếu tố đã tạo nên một thương hiệu “quyền lực” như ngày hôm nay, hãy
cùng xem chiến lược kinh doanh của Amazon là gì khiến hãng đạt được thành công như ngày
hôm nay

Nếu mạng internet của cả thế giới là một cánh rừng thì anh ta là chúa sơn

lâm”. Với nhận xét này, tạp chí Time đã bình chọn Jeffrey Preston Bezos, người

sáng lập ra công ty dịch vụ điện tử đầu tiên trên thế giới-Amazon.com, là nhân

vật xuất sắc nhất trong năm 1999

Vào năm 1999, Bezos được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của Năm. Hình ảnh của nhà sáng
lập Amazon xuất hiện trên trang bìa của Time cùng với dòng chữ "Thương mại điện tử đang thay
đổi cách mua hàng của thế giới."

Chiến lược kinh doanh của Amazon: Sáng tạo là xương


sống!
Triết lý sáng tạo nằm trong máu của Amazon
Chính bởi câu nói đó, chiến lược kinh doanh của Amazon là không ngừng sáng tạo và tạo ra
những sản phẩm, công nghệ, dịch vụ mới cho công chúng

Vào năm 2007, Amazon đã thực hiện chiến dịch bán máy đọc sách Kindle với giá gần như “rẻ
như cho” tung ra thị trường. Nhiều người cho rằng, đây là một chiêu trò gì đó được coi như kỳ lạ
và không hiểu mục đích thực sự bên trong. Mục đích của Amazon chính là bán được sản phẩm
sách điện tử phổ cập được đến khách hàng trước tiên

trước khi tạo được nguồn cung phải có cầu, chính vì vậy phải cho người tiêu dùng thấy được
sách điện tử tiện dụng như thế nào từ đó mới thu hút được lượng khách hàng tiềm năng được về
cho doanh nghiệp của mình
.Trong ba yếu tố mà hãng theo đuổi là “Sáng tạo, công ty, công nghệ” thì yếu tố sáng tạo được
đặt lên hàng đầu và là kim chỉ nam để hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. Tuy
vậy, sáng tạo không bao giờ là công việc dễ dàng và dễ được chấp nhận, Amazon đã chứng minh
cho cả thế giới thấy sự sáng tạo nằm trong ADN của công ty và trở thành triết lý trong hoạt động
của công ty này.

Phá vỡ rào cản để đi lên


Nếu như các hãng nghệ khác luôn bị một điểm trừ là “tự đắc” luôn cho rằng dịch vụ của
mình là đúng, luôn luôn hoàn hảo, thì với Amazon lại khác. Chiến lược kinh doanh của
Amazon luôn biết chấp nhận sai lầm và phá vỡ mọi rào cản để đến đích cuối cùng là tạo ra
được sự sáng tạo mới mẻ mang chất riêng của Amazon. Hãy nhìn vào sự thất bại của
Nokia khi không chịu nhìn nhận sai lầm khi thị trường đã thay đổi về định nghĩa điện thoại
thì hãng vẫn “cứng đầu” và để rồi giờ đây chỉ còn là dĩ vãng về một đế chế Nokia hùng
mạnh xưa.

Nguyên tắc độc đáo tạo ra trong chiến lược kinh doanh
của Amazon
Một nguyên tắc trong chiến lược kinh doanh của Amazon hết sức thú vị là “nguyên tắc hai
chiếc bánh Pizza”. Tại sao lại vậy? Theo lý giải của những người làm trong công ty là mỗi
một nhóm làm việc trong Amazon tối đa vài chục người sao cho chỉ mua hai chiếc Pizza đủ
ăn cho cả nhóm. Việc mỗi nhóm chỉ gồm ít người khiến ai cũng có thể đóng góp ý kiến của
riêng mình, ai cũng có thể biết tường tận công việc của mình là gì, từ đó gắn kết và xây
dựng sức sáng tạo một cách dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.
Ngoài ra, các nhóm hoạt động độc lập không hề phụ thuộc vào những nhóm
khác trong việc đưa ra quyết định, điều đó nâng tầm cho quyền tự quyết
trong yếu tố doanh nghiệp của Amazon. Chẳng hạn nhóm bán sách lại có
một sự độc lập riêng, quyết định riêng và mục tiêu riêng nằm trong
quyền hạn của nhóm, nhóm bán giày cũng có mục tiêu cụ thể và các
nhóm như vậy tự quyết định trong hầu hết mọi việc, hầu như không qua
nhóm quản lý trung gian của bất kỳ một phòng ban nào trong doanh
nghiệp
.Kết luận
Chiến lược kinh doanh của Amazon hướng đến sáng tạo là yếu tố cốt lõi, và hãng đi
theo tầm nhìn và chiến lược mình vạch ra. Với những sự thành công và sáng tạo luôn là
“bản sắc” riêng trong Amazon thì hãng đã trở thành một đế chế và đạt được giá trị thị
trường 1 ngàn tỷ USD chỉ chịu đứng sau Apple. Amazon là một hãng tập trung vào sáng tạo
bên cạnh công nghệ, thêm vào đó Digital Marketing cũng là điều hãng tập trung vào, do đó
hãng mới trở thành thương hiệu với độ phủ lớn trên khắp thế giới như hiện nay.
Trước tiên là chiến lược khiến tất cả khách hàng hài lòng. Ông chủ Amazon tin rằng nếu mỗi
nhân viên quan tâm tới việc chiều lòng khách hàng thì họ sẽ đưa ra những thay đổi, sáng tạo khiến
khách mua hàng thích thú.
"Không một khách hàng nào từng yêu cầu Amazon việc cung cấp chương trình thành viên Prime,
nhưng chắc chắn rằng họ muốn tham gia chương trình này", Jeff viết trong một bức thư gửi đến các
cổ đông năm 2017.

Chiến lược luôn kiên định thực hiện theo cách của "Amazon" và không bị chi phối bởi đối
thủ hay bất kỳ ai khác.
Bezos chia sẻ, hãy ngừng nhìn vào kết quả và chỉ cần chắc chắn rằng mình đã làm đúng quá trình
đã đặt ra. Nhưng quá trình không phải là vấn đề và việc kiểm soát quy trình mới có tính quyết định.

"Quá trình đưa ra ý tưởng hiệu quả sẽ giúp bạn phục vụ khách hàng tốt hơn. Nhưng nếu không cẩn
thận, những ý tưởng mới sẽ cản trở bạn. Điều này có xu hướng xảy ra ở các doanh nghiệp lớn",
Jeff nói.

Không nên nỗ lực 'giữ vững mọi thứ'. Ông chủ Amazon cho rằng, không công ty nào đủ năng lực
để duy trì "những ngày xưa tươi đẹp" mãi mãi và từ chối những xu hướng thay đổi mới. Thay vì
chăm chăm níu giữ cái cũ, bạn cần bứt phá, thực hiện những ý tưởng hoạch định để tạo ra thứ khác
biệt.
Chiến lược cuối cùng người giàu nhất hành tinh đưa ra là "nhanh chóng quyết định". Jeff
đưa ra phương châm với các lãnh đạo của Amazon là "không đồng ý và cam kết", để giúp họ có
những quyết định cứng rắn, giúp họ cảm thấy tự tin với quyết định của mình.
Ông chủ Amazon cũng thường dùng bí quyết này khi không đạt được sự đồng thuận với các đồng
nghiệp và cần phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Bezos cho rằng đây là cách thể hiện thẳng thắn
quan điểm của mỗi cá nhân trước cơ hội không thể bỏ lỡ.Mô hình quản lý của Amazon

Điều kỳ diệu đằng sau sự thành công của Amazon một phần quan trọng chính
là do sự táo bạo đến tài tình, sáng tạo và tài năng của người sáng lập và giám đốc
điều hành Jeffey P.Bezos. Không chỉ là người sáng lập ra Amazon.com, Bezos
còn đang từng bước chứng minh cho mọi người thấy ông là một trong những vị
CEO vĩ đại nhất của thời đại này bằng việc lãnh đạo Amazon qua bao thăng trầm
để phát triển từ chỗ chỉ có vài nhân viên lên đến con số 8.000 nhân viên hiện
nay.
Nhắc đến phong cách quản lý của Jeff Bezos tại Amazon, chắc chắn không
thể bỏ qua những đặc điểm nổi bật sau:

1. Mô hình không ủy quyền quản lý

Phong cách của Amazon là không uỷ quyền quản lý ở mức độ cao mà Bezos
sẽ tham gia vào hầu như tất cả các công đoạn. Một khi các tính toán được đưa
vào, Bezos muốn thực thi theo cách của riêng mình. Tất cả các thông cáo báo chí
có trích dẫn lời của ông đều phải được ông đọc duyệt kỹ lưỡng Theo ông thì một
nhà lãnh đạo hiệu quả mà không dành thời gian cho cấp cơ sở thì sẽ không thể
nào theo kịp thực tế, và do đó các tư duy và quá trình quản lý sẽ xa rời thực tế.
Nếu Bezos không nhận được câu trả lời của một nhà quản lý cấp cao dưới
quyền, ông sẽ vượt qua 4 cấp quản trị để đối thoại với cấp thấp nhất.
Dĩ nhiên phong cách quản lý này cũng phải trả giá: Bezos đã gặp khó khăn
trong việc giữ chân các nhân tài chủ chốt. Tỷ lệ bỏ việc 15% /năm của
Amazon
là tương đương với các công ty thương mại điện tử khác, nhưng các nhà
quản lý
cao cấp của Amazon có tỷ lệ bỏ việc cao hơn. Amazon lý giải đây là do
ngành
công nghệ tăng trưởng nóng và khi bong bóng công nghệ nổ tung thì
nhiều
người ra đi. Trong vòng 2 năm, đã có tới 20 trong số 50 nhà quản trị cao
cấp
nhất của tập đoàn dứt áo ra đi. Một nhà quản lý cấp cao của Amazon
nhận định
rằng lý do khiến nhân tài ở đây liên tục ra đi là vì ai cũng biết đây là công
ty một
chủ của Bezos và rốt cục dù giỏi giang đến đâu họ cũng chỉ là người làm
thuê.
Họ có thể được trả lương cao và được thăng chức, nhưng họ biết chắc là
có ở lâu
đến đâu thì họ cũng không thể mơ tới chức CEO được . Amazon nhà
bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới

Chiến lược kinh doanh trực tuyến bán lẻ của Amazon đi đầu trong
lĩnh vực mua sắm trên internet. Họ đầu tư rất kỹ lưỡng vào hệ
thống kinh doanh của mình. Cho tới hiện tại công vi ệc kinh doanh
của họ rất phát triển. Nhiều người kinh doanh hay các nhà bán lẻ
xem Amazon như đối thủ cạnh tranh. Để họ cải tiến kế hoạch kinh
doanh của mình tốt hơn. Nhưng bạn có thể học hỏi và coi Amazon
như người bạn giúp bạn kinh doanh thành công. Chiến lược kinh
doanh trực tuyến của bạn có thể là kinh doanh độc lập trên th ị
trường thương mại điện tử. Hoặc có thể lên chiến lược kinh doanh
trực tuyến với Amazon sẽ là đối tác tiềm năng phát tri ển th ị tr ường
của bạn

2. Sản phẩm được đánh giá công khai trên website


Dựa trên số liệu thống kê 88% người tiêu dùng chắc chắn sẽ tìm
hiểu kỹ sản phẩm trực tuyến trước khi mua hàng. Vì hạn chế mất
khách hàng tiềm năng, Amazon đầu tư nghiên cứu rất kỹ hành vi
khách hàng khi mua sắm online.

Thường thì người mua online chú ý tìm hiểu trong thời gian ng ắn.
Nếu trên trang thông tin không cung cấp đủ thông tin h ọ c ần thì
họ sẽ không quay trở lại nữa. Thế nên website của Amazon đã sắp
xếp tính năng đánh giá sản phẩm ngay trên trang c ủa h ọ. Thay vì
khách hàng phải tìm kiếm sang3. Sản phẩm được bán chéo dễ dàng
tăng doanh thu

Chiến lược kinh doanh trực tuyến bán hàng chéo sản phẩm ( cross-
sell ) rất hiệu quả giúp tăng doanh thu tất cả mặt hàng. Đây là
chiến lược dựa theo sản phẩm mà người mua tìm kiếm hoặc khách
hàng đã từng sử dụng cũng quan tâm. Hoặc giới thiệu đến họ
những sản phẩm khác tiện lợi và phù hợp với họ. Chiến lược này
nhằm mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng và giúp gia tăng
doanh thu cho công ty. Các sản phẩm được giới thiệu qua sự đào
sâu nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, thói quen khách hàng. Nhằm
đáp ứng được các nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng.

Với hình thức thêm các sản phẩm liên quan hay muốn giới thiệu
thêm cho khách hàng bằng cách :

o Tạo mục “Khách hàng mua sản phẩm này cũng nên mua
những sản phẩm này”

o “Khách hàng mua thêm sản phẩm nào nữa sau khi xem sản
phẩm này ?”

o “Các sản phẩm thường được mua cùng nhau”

Sử dụng chiến lược kinh doanh trực tuyến bán sản phẩm chéo.
Giúp đào sâu danh mục sản phẩm của hệ thống. Lại giúp người
mua sắm nhận biết cách thức bán hàng đa dạng của bạn. Đem lại
doanh thu lớn hơn nhờ tận dụng triệt để vào hệ thống bán hàng lẫn
vận chuyển. Amazon cũng đầu tư thêm vào khâu vận chuyển khi
điều kiện vận chuyển miễ4. Chiến lược kinh doanh trực tuyến miễn
phí vận chuyển

4. Chiến lược kinh doanh trực tuyến miễn phí vận chuyển
Theo báo cáo nghiên cứu hành vi khách hàng th ấy r ằng, nhiều đ ơn
hàng bị hủy khi được tính chi phí vận chuyển. Bởi vì tổng số tiền
chênh lệch với dự kiến của họ nhiều. Dẫn đến tình trạng hủy đơn
hàng và mua sản phẩm tương tự tại nơi khác với chi phí vận chuyển
hợp lý với họ. Đây cũng là một lý do dễ dẫn đến mất khách hàng khi
kinh doanh trực tuyến. Ai cũng biết rằng chi phí vận chuyển, qu ản
lý kho bãi không hề đơn giản. Suy cho cùng thì chiến lược kinh
doanh trực tuyến miễn phí vận chuyển này. Đem đến sự hài lòng
dài hạn cho khách hàng.Cách thức để tối thiểu hóa chi phí vận
chuyển là xác định mức giá vận chuyển và đơn hàng trung bình.
Tiếp đến cung cấp lượng hàng tối thiểu với chi phí trung bình m ỗi
khi vận chuyển miễn phí cho khách hàng. Và tạo giá trị thương
hiệu, dịch vụ tốt để gia tăng giá trị đơn hàng trung bình. Bên c ạnh
đó cũng có thể kết hợp chiến lược giảm chi phí vận chuyển như
mua hàng theo kiện, combo. Hay vận chuyển bằng phong bì, giấy
gói.

Outline
1. Tổng quan
- Lịch sử hình thành
- CEO Jeff Bezos
- Tên, ý nghĩa
Outline
1. Tổng quan
- Lịch sử hình thành
- CEO Jeff Bezos
- Tên, ý nghĩa
- Logo-Slogan ( hình ảnh, ý nghĩa)
- Thành tích qua các năm, doanh thu, sản phẩm đầu tiên
2. Tầm nhìn - sứ mệnh

3. Chiến lược
- Đối thủ
- Thị trường mục tiêu
- Quảng bá thương hiệu
- Xử lí khủng hoảng
- Trách nhiệm cộng đồng

Quá trình phát triển


- Năm 1994, Jeffrey Bezos quan sát thấy rằng việc sử dụng Internet đã tăng
đến 2.300% một năm. Ông nhìn thấy cơ hội mới cho thương mại và ngay sau đó bắt

đầu tính đến các khả năng cho lĩnh vực này.

- Năm 1995,công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ
nhất Nam Mỹ đã ra đời. Jeff là người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc điều hành

của Amazon, khi đó sách là mặt hàng chủ . Quyển sách đầu tiên mà Amazon.com

bán ra là Fluid Concepts and Creative Analogies của tác giả Mỹ Douglas Hofstadter.

- Năm 1997 Amazon.com phát hành cổ phiếu lần đầu và đăng ký trên sàn giao
dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ với ký hiệu AMZN và có mức giá 18 USD/cổ

phần.

- Năm 1999, Amazon.com cũng đã lập ra sàn đấu giá trực tuyến tuy nhiên sau
đó dịch vụ này không được Amazon.com nhắc tới trên website của mình.

- Năm 2001, Amazon bắt đầu chia sẻ gian hàng ảo miễn phí với đối thủ cạnh
tranh, cho phép họ kinh doanh ngay trên website của ông. Amazon.com có được 5

triệu USD lợi nhuận đầu tiên trên tổng doanh thu hơn 1 tỷ USD. Sau đó, công ty tiếp

tục làm ăn có lãi, và năm sau cao hơn năm trước.

- Năm 2003, mức doanh đạt 34% và con số đó lên đến hơn 588 triệu USD
- Năm 2004, mức doanh thu của công đã lên tới 7 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ
hãng bán lẻ nào khác.

- Năm 2006 , 55% doanh thu của Amazon đã được tạo ra ở Bắc Mỹ và 45% đã được tạo ra
bởi những giao dịch quốc tế khác, doanh thu của hãng đạt 10,7 tỷ

USD.Amazon đã có khoảng 64 triệu khách hàng đang hoạt động trên toàn thế giới,

hơn 900.000 đại lý bán lẻ bên thứ 3 cung cấp sản phẩm của họ lên trang Amazon.

Với hơn 9.000 nhân viên làm việc trên toàn thế giới.

- Năm 2007 Amazon tham gia thị trường nhạc số phi DRM (nhạc số không tích
hợp công nghệ bảo vệ bản quyền DRM)

- Năm 2008, Amazon.com nhảy sang cả lĩnh vực sản xuất phim ảnh và hiện
đang cùng hãng 20th Century Fox làm bộ phim The Stolen Child.Doanh số của công

ty đã là 19,166 tỷ USD với hơn 20.500 nhân viên.

- Năm 2009, Amazon đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng các nhà bán lẻ hàng đầu.
Đồng thời tung ra phiên bản mới nhất của thiết bị đọc sách điện tử đang ăn khách

Kindle có giá tới 359 USD. Tính đến hết quí I năm 2009, lợi nhuận đã tăng đến

24%, đạt 177 triệu USD so với 143 triệu USD cùng kỳ năm trước. Doanh số của

hãng cũng tăng trưởng 18% đạt 4,89 tỷ USD, vượt qua kỳ vọng 4,76 tỷ của các nhà

phân tích phố Wall.

Cạnh tranh
1.2.Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành:
Thách thức lớn nhất của Amazon chính là bản thân nó. Chính hãng này đã mở

toan cánh cửa phát triển cho cả ngành bán lẻ trực tuyến. Danh tiếng của Amazon
giờ

đây còn lan tỏa cả vào những công ty bán lẻ khác mà họ đang liên minh, trong đó

Target Corp., Macy's, Nordstrom Inc., Toys R Us Inc. và Wine.com. Bất cứ sự biến

động lớn nào đối với những công ty này cũng sẽ là vấn đề với Amazon. Để giữ
được vị thế số 1, Amazon sẽ phải luôn luôn linh hoạt để ngăn ngừa sự xâm lấn của
các đối

thủ như eBay hay dịch vụ cho thuê DVD Netflix Inc.”

Sự phát triển của ngành kinh doanh trên mạng kéo theo sự gia tăng ngày càng

đông các công ty tham gia. Về các công ty chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại

điện tử, một số đối thủ đáng gờm của Amazon.com có thể kể đến là:

Ebay.com, Alibaba.com, Buy.com, Overstock.com, Walmart.com….cùng sự

gia tăng nhanh chóng của các công cụ tìm kiếm mua sắm trực tuyến.

Ebay.com
Trước đây, hai hãng eBay và Amazon có hai hướng đi khác nhau nên thường

tuyên bố họ bổ sung cho nhau mà không cạnh tranh trực tiếp. EBay thiên về bán
đấu

giá với hàng ngàn cửa hàng của người tiêu dùng lập ra, còn Amazon bán lẻ trực
tiếp.

Nhưng ngày nay, eBay chuyển trọng tâm sang bán hàng có giá cố định, còn

Amazon lại khuyến khích người tiêu dùng mở cửa hàng bán lẻ trên Amazon nên
rốt

cuộc hai bên tiến lại gần nhau trong chiến lược phát triển.

Doanh thu từ bộ phận kinh doanh chính của eBay chủ yếu do lượng giao dịch tổng
thể trên dịch vụ mua bán và đấu giá trực tuyến. Mặt hàng của Ebay là các dụng cụ,

thiết bị, máy tính, đồ gỗ, ..

Chiến lược thương mại của eBay là mở rộng giao dịch quốc tế trong hệ thống

của mình. Hiện nay eBay đã mở rộng đến hầu hết các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc

một số nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. eBay cũng đang cố gắng mở
hướng

phát triển mới như mua lại Skype, hãng điện thoại trực tuyến nổi tiếng; StubHub,

trang web chuyên mua bán đủ loại vé, và một loạt trang web quảng cáo dạng rao

vặt. eBay cũng xây dựng một trang web mới, gọi là eBay Express chuyên bán lẻ,
để

chuyển hoạt động bán lẻ giá cố định từ eBay sang, chỉ dùng phương thức thanh
toán

qua PayPal cũng của eBay mua lại. Đây là một trong số những đối thủ cạnh tranh
rất

III. Chiến lược công ty

1.Chiến lược đa dạng hoá


Bên cạnh cửa hàng trực tuyến, Amazon.com đã mở rộng hoạt động ra rất nhiều

hướng khác nhau như: cửa hàng chuyên dụng, ví dụ như cửa hàng kỹ thuật, đồ
chơi.

Amazon.com cũng mở rộng dịch vụ biên tập trong nhiều lĩnh vực khác nhau thông

qua mạng lưới các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Amazon.com cũng mở rộng

danh mục sản phẩm thêm hàng triệu đầu sách đã qua sử dụng và không cón xuất
bản nữa Năm 2005 Amazon.com cũng mở rộng sang các sản phẩm ngoài sách
bản,

liên kết với Sony Corp để bán các sản phẩm của Sony online.
Amazon.com cũng mở rộng sang dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như sàn giao

dịch và đấu giá điện tử. Amazon Auctions cho phép các cá nhân và doanh nghiệp

nhỏ tham gia đấu giá trực tuyến trên khắp thế giới. Dịch vụ zShops cho các doanh

nghiệp thuê gian hàng trên Amazon.com với mức phí hợp lý hàng tháng, cho phép

các doanh nghiệp nhỏ hiện diện trên mạng và có thể sử dụng hệ thống thực hiện
đơn

hàng hàng đầu của Amazon.com. Khách hàng có thể mua sắm trên amazon.com từ

PCs, cell phones, PDAs, Pocket PCs và dịch vụ điện thoại 121 của AT&T.

Hệ thống CRM của Amazon.com hoạt động hiệu quả thông qua các hoat động

one-to-one marketing. Từ năm 2002, khi khách hàng vào trang web của amazon từ

lần thứ 2 trở đi, một file cookie được sử dụng để xác định khách hàng và hiển thị

dòng chào hỏi “Welcome back, Tommy”, và đưa ra những gợi ý mua sắm dựa trên

các hoạt động mua sắm trước đó của khách hàng. Amazon cũng phân tích quá trình

mua sắm của các khách hàng thường xuyên và gửi những email gợi ý về các sản

phẩm mới cho khách hàng. Thống kê ý kiến , đánh giá của khách hàng đối với các

sản phẩm cho phép khách hàng đưa ra các lựa chọn chính xác và nâng cao lòng tin

của khách hàng trong quá trình mua sắm tại Amazon.con hơn hẳn so với mua sắm

truyền thống. Tất cả những nỗ lực này của Amazon.com nhằm tạo cho khách hàng

sự thoải mái và yên tâm hơn khi mua hàng đồng thời khuyến khích khách hàng
quay

lại mua sắm tiếp. Bên cạnh công cụ tìm kiếm được xây dựng tinh tế và hiệu quả,

Amazon.com còn có hệ thống kho hàng khổng lồ giúp đem lại năng lực cạnh tranh

hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

2. Các liên minh chiến lược

Đa dạng hoá có thể làm chi phí quản lý gia tăng trong vấn đề thực thi chiến
lược. Vì thế, có một cách để thực hiện giá trị liên quan đến đa dạng hoá, mà không

cần phải chịu cùng mức chi phí quản lý, đó là Amazon đã tham gia liên minh chiến
lược với một số công ty khác để khởi sự môt liên doanh mới. Từ năm 1997,

Amazon.com triển khai hoạt động liên kết với các công ty khác, đến năm 2002

Amazon.com đã có hơn 500.000 đối tác hợp tác giới thiệu khách hàng cho

Amazon.com với mức hoa hồng 3-5% trên các giao dịch được thực hiện. Từ năm

2000, Amazon.com cũng triển khai hoạt động hợp tác với nhiều đối tác khác như

Carsdirect.com, Health and Beauty với Drugstore.com, Toys”R”Us, Amazon.com

cũng ký hợp đồng với tập đoàn Borders Group Inc., cho phép khách hàng mua
hàng

trên amazon.com đến lấy hàng tại các cửa hàng của Borders. Ngược lại,

Amazon.com cũng trở thành cửa hàng trên web của các tập đoàn bàn lẻ toàn cầu

như Target và Circuit City. Amazon cũng có trang công cụ search của riêng mình
tại

địa chỉ A9.com

3. Mua lại

Nhằm mục đích tăng sức mạnh trên thị rường thương mại điện tử, Amazon đã

thực hiện các cuộc mua lại có liên quan cao để sử dụng năng lực cốt lõi của mình

giành lợi thế trong thị trường của công ty mua . Trong số các cuộc mua lại đó có cả

việc mua lại một đối thủ hay một nhà cung cấp.

Có thể kể đến các cuộc mua lại của Amazon như vào năm 2001 Amazon.com

đã mua một phần tài sản của Egghead.com bao gồm trang web, sở hữu trí tuệ và
các

sản phẩm thông tin với giá 6,1 triệu USD tiền mặt. Người phát ngôn của Amazon,

Patty Smith, nói rằng Amazon quan tâm đến Egghead chính vì nhãn hiệu nổi tiếng,
có uy tín của Egghead cùng với đội ngũ khách hàng hùng hậu, trung thành của
công

ty. Và Amazon sẽ được sử dụng thông tin của khách hàng về các vụ giao dịch tại

Egghead.

Trong năm 2008 vừa qua Amazon đã hoàn thành 4 vụ thâu tóm lớn, , trong đó

cuộc mua lại điển hình có thể được coi là một vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử

Amazon đó là Amazon đã thâu tómm công đối thủ Zappos với giá khoảng 900

triệu USDđể mở rộng hoạt động.

Kết quả rõ rệt nhất cũng có ảnh hưởng không nhỏ từ chiến lược này đó là lợi

nhuận ròng quý 3/2009 tăng 69%( so với cùng kỳ năm 2008) lên mức 199 triệu

USD tương đương 45 cent/cổ phiếu. Doanh số tăng 28% lên mức 5,45 tỷ USD

.Trong khi các công ty khác phải khốn đốn và lao đao trước ảnh hưởng nặng nề

của cuộc khủng hoảng tài chính thì amazon lại công bố kết quả tài chính đẹp như

"mơ" cộng với dự đoán đầy lạc quan cho tình hình kinh doanh 2009 đã giúp cổ

phiếu Amazon tăng vọt tới 13%.

Amazon đã khẳng định mùa mua sắm Giáng sinh 2008 chính là "vụ làm ăn

tuyệt nhất trong lịch sử" hãng này. Các số liệu tài chính cụ thể đã minh chứng một

cách hùng hồn rằng: Amazon không bị ảnh hưởng quá trầm trọng bởi suy thoái
kinh
tế toàn cầu. Và rằng việc người dùng hạn chế chi tiêu, thắt lưng buộc bụng cũng

không thể đẩy Amazon vào thế khốn cùng. Ngay sau khi báo cáo tài chính của

Amazon được công bố, giá cổ phiếu của hãng đã "bay thẳng" lên mức 56,60 USD,

tăng 6,6 USD tức 13,2% so với trước đó. Lợi nhuận trong 3 tháng cuối năm của

hãng đạt 225 triệu USD, tương đương 52 cent/cổ phiếu. Để so sánh, lợi nhuận cùng

kỳ năm trước chỉ đạt 207 triệu USD, tức 48 cent/cổ phiếu. trong khi Giới phân tích

còn bi quan hơn khi dự đoán lợi nhuận của Amazon chỉ đạt khiêm tốn ở mức 39

cent/cổ phiếu mà thôi.

Nếu như không phải vì đồng USD tăng giá (khiến cho giá trị bán hàng bằng

các ngoại tệ khác bị ảnh hưởng) thì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu quý IV của
Amazon

còn lên tới 24%.

Các hãng bán lẻ đã tìm mọi cách để thuyết phục người dùng móc ví trong mùa

mua sắm Giáng sinh vừa qua, nhất là trong bối cảnh kinh tế u ám hiện nay. Mặc dù

vậy, không phải hãng nào cũng được may mắn như Amazon.

Các chuyên gia cho rằng xu hướng chuyển sang mua hàng qua mạng trong

người tiêu dùng sẽ vẫn tiếp tục đi lên trong thời gian tớ

iCó thể nhìn chung, người dùng chi tiêu mua sắm ít hơn. Song họ lại mua đồ

online nhiều hơn. Amazon sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này.

VI. Chiến lược tương lai

Thời điểm gần đây, thị trường bán lẻ trực tuyến đang đến độ chín nhất định và

vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Do đó Amazon vẫn đang

tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển và duy trì tiềm năng tăng trưởng dài hạn
của
mình.

Nắm bắt yếu tố này, Amazon thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động kinh

doanh sang những lĩnh vực mới. Hãng chủ trương thu hẹp kinh doanh các sản
phẩm

như sách hay đĩa DVD để tăng cường các sản phẩm điện tử, trang sức, quần áo và

một số mặt hàng khác.

Cho dù doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh, Amazon vẫn luôn có những vụ

đầu tư lớn nhằm gây dựng lòng trung thành của khách hàng cũng như nâng cao
tính

cạnh tranh trong bối cảnh ngày càng có nhiều công ty bán lẻ khác xây dựng các
cửa

hàng bán lẻ trực tuyến trên mạng cho riêng mình.

Lựa chọn của Amazon là ngày càng tiếp tục tập trung vào gia tăng giá trị sẵn

có, giảm giá, và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ một cách hoàn hảo, điều mà

đã được xem là chìa khoá thành công từ trước đến nay của công ty.

Bên cạnh đó, Amazon tiếp tục mở rộng hoạt động vào các thị trường mới và

tiến hành xây dựng các mối liên kết với các doanh nghiệp khác. Tập trung đầu tư

mạnh mẽ ngày hôm nay trên nhiều lĩnh vực như công nghệ, nhân lực, quan hệ
khách

hàng... với hy vọng những điều đó sẽ có cơ hội trở thành nguồn thu đáng kể trong

tương lai.

Hiện mục tiêu của Amazon là thực sự trở thành mộtsiêu thị bán lẻ khổng lồ

trên Internet theo đúng nghĩa của nó hơn là một cửa hàng bán sách và DVD
trựctuyến như trước đây.

You might also like